Page 43 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 43
Tại ĐBSCL, các nhà khoa học đã và đang tập trung vào nghiên cứu thử
nghiệm nhiều công nghệ tự động hóa tiên tiến để áp dụng vào các hoạt động
sản xuất. Trong đó, công nghệ robot và các giải thuật điều khiển thông minh
là một trong các hướng quan trọng. Bộ điều khiển mờ đã được áp dụng để
nâng cao chất lượng điều khiển hệ robot rắn (Vũ & Ngôn, 2019), robot
SCARA (Vũ và ctv., 2019), robot Delta (Thanh et al., 2020), cánh tay robot
(Ngôn và ctv., 2021),… Những nghiên cứu này làm tiền đề phát triển các giải
thuật tối ưu hơn để điều khiển các robot công nghiệp phục vụ cho hoạt động
sản xuất. Bên cạnh đó, một số giải thuật điều khiển thông minh, hiện đại cũng
đã được nghiên cứu trên các hệ cần cẩu phục vụ cho hoạt động bốc xếp hàng
hóa tại các cảng biển (Ngo et al., 2020). Bên cạnh đó, các mạng học sâu hiện
đại dựa trên cấu trúc mạng neuron tích chập (convolutional neural network)
cũng được triển khai để phân loại các sự cố trên động cơ điện 3 pha (Hình
2.2), một cơ cấu chấp hành rất quan trọng trong các nhà máy sản xuất (Hoàng
và ctv., 2021, Ngôn và ctv., 2022; Khanh và ctv., 2022). Các nghiên cứu này
bước đầu đóng góp cho phát triển của một lĩnh vực rất quan trọng trong sản
xuất công nghiệp, đó là công nghệ bảo trì dự đoán (predictive maintenance).
Công nghệ này giúp phát hiện sớm các sự cố trong nhà máy để kịp thời bảo
trì bảo dưỡng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản xuất.
2.2.3 Nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản
Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là giải
pháp thứ 7 trong 11 giải pháp chính được định hướng trong Quyết định số
150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền
vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ (Thủ tướng
Chính phủ, 2022). Nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA - climate smart
agriculture) là tiếp cận được FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hợp Quốc) đề xuất từ 2009, đây là tiếp cận mang tính trực tiếp hơn với vấn
đề phát triển nông nghiệp (McCarthy et al., 2018). CSA tập trung thu hút sự
chú ý đến mối liên kết giữa việc đạt được an ninh lương thực và ứng phó với
biến đổi khí hậu thông qua phát triển nông nghiệp và các cơ hội để đạt được
sự hợp lực lớn trong việc này. Có thể nói, tiếp cận này quan tâm đến sự tác
động tổng hợp giữa hai nhóm yếu tố nội tại và bên ngoài đến kinh tế nông
nghiệp, trong đó biến đổi khí hậu là yếu tố trọng tâm.
Bên cạnh tập trung vào các yếu tố thích ứng với biến đổi khí hậu, các
công nghệ tự động cũng đã được triển khai ứng dụng vào nông nghiệp công
nghệ cao. Đây là nhu cầu cấp thiết với sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện
nay, giúp giảm nhân công lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo bước đột
29