Page 47 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 47

- Ứng dụng tự động hóa trong nuôi trồng thủy sản: Nhiều hướng ứng
          dụng tự hóa quan trọng trong lĩnh vực này đã được triển khai.

               Thứ nhất, giám sát, quan trắc các thông số môi trường nuôi trồng: Nuôi
          trồng thủy sản là nuôi trồng các sinh vật thủy sinh trong môi trường nước
          ngọt, nước biển tự nhiên hoặc trong môi trường nước có kiểm soát. Hiện nay,
          ở nước ta, nuôi trồng thủy sản đang phát triển rất nhanh, trở thành ngành sản
          xuất mũi nhọn mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Tuy nhiên, một trong những vấn
          đề khó khăn mà người nuôi trồng thủy sản luôn phải đối mặt là làm thế nào
          để giám sát, kiểm soát được chất lượng môi trường nuôi trồng. Đảm bảo được
          chất lượng của môi trường nước là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự
          thành công hay thất bại trong nuôi trồng thủy sản. Phương pháp phổ biến để
          đánh giá chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản là dựa vào quan sát
          màu nước, lấy mẫu nước và phân tích mẫu. Phương pháp này có giá thành
          cao, tốn nhân công, đặc biệt trong những trại nuôi trồng thủy sản có quy mô
          lớn, số lượng ao nuôi nhiều hoặc các bè nuôi trồng trên biển, ở xa bờ và các
          thông số môi trường cũng không được cập nhật liên tục do thời gian lấy mẫu
          gián đoạn (Patil et al., 2018). Với sự phát triển của khoa học máy tính, các
          công nghệ  không dây, sự ra đời  của  IoT,  các  mạng cảm  biến không dây
          (WSNS) đã mang đến một giải pháp hiệu quả, phù hợp trong giám sát, kiểm
          soát chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Trên thế giới nhiều công trình
          nghiên cứu ứng dụng IoT, mạng cảm biến trong nuôi trồng thủy sản đã được
          thực hiện (Hình 2.6).























                Hình 2.6. Quan trắc môi trường ao nuôi thủy sản dùng công nghệ IoT
                                  (Nguồn: Danh et al., 2020)



                                                                                 33
   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52