Page 50 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 50
làm cho chất lượng cuộc sống của mọi người ngày càng được cải thiện và
nâng cao, an toàn thực phẩm đã trở thành tâm điểm chú ý và là vấn đề được
đặc biệt quan tâm trên toàn thế giới. Những đại dịch trên gia súc, gia cầm
khiến mọi người cảm thấy lo lắng về nguồn thực phẩm sử dụng hàng ngày có
thể chế biến từ những sản phẩm không an toàn: có lượng hormone dư thừa;
dùng nhiều chất tạo màu, tạo mùi; có hàm lượng hóa chất tồn đọng cao. Để
giải quyết vấn đề này rất cần một hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm có
thể theo dõi và giám sát toàn bộ diễn biến của quá trình sản xuất thực phẩm,
bao gồm các quá trình canh tác, chăn nuôi, chế biến, vận chuyển, lưu kho, và
bán hàng,… Hiện nay, truy xuất nguồn gốc thực phẩm chủ yếu vẫn sử dụng
mã vạch QR code (Hình 2.9), tuy nhiên phương pháp này có nhiều nhược
điểm, khi tra các thông tin (thực hiện quét mã vạch QR), các thông tin nhận
được chủ yếu do nhà phân phối cung cấp, còn các thông tin quan trọng của
các nhà cung cấp phía trước của chuỗi và của người sản xuất trực tiếp ra sản
phẩm lại không có, từ đó tính minh bạch thông tin của sản phẩm chưa được
đảm bảo.
Hình 2.9. Ứng dụng truy xuất nguồn gốc thủy sản
(Nguồn: Nghe và ctv., 2022)
Để thỏa mãn các yêu cầu trên, công nghệ chuỗi khối blockchain kết hợp
mạng IoT sẽ là giải pháp hoàn hảo cho việc truy xuất nguồn gốc nông sản.
Blockchain là công nghệ mới, là một cuốn sổ cái ghi lại các giao dịch một
cách công khai trên một hệ thống máy tính đồng đẳng theo phương thức mã
hóa, từ đó loại bỏ các bên trung gian, giúp tăng cường sự tin tưởng, trách
36