Page 40 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 40

2.2  HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC TỰ ĐỘNG HÓA
          VÀ CÁC KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN THÔNG MINH TẠI ĐBSCL

               Trong những năm gần đây, để có thể đứng vững trên thị trường cạnh
          tranh khốc liệt, các doanh nghiệp phải đẩy nhanh việc nghiên cứu áp dụng
          các quy trình chuyển đổi số, áp dụng công nghệ tự động hóa vào hoạt động
          sản xuất và kinh doanh. Hơn nữa, dưới tác động của đại dịch Covid-19, quá
          trình chuyển đổi số và ứng dụng giải pháp tự động hóa trong sản xuất đã và
          đang diễn ra nhanh và mạnh hơn. Nguyên nhân chính đó là do việc ứng dụng
          tự động hóa trong sản xuất, kinh doanh sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp
          luôn nắm thế chủ động trong ứng phó với những khó khăn và thách thức của
          của nền kinh tế thị trường đầy biến động. Tự động hóa cũng là một chiến lược
          dài hạn, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
               Tại Việt Nam, xu thế phát triển và ứng dụng của tự động hóa trong sản
          xuất đang dần tiến tới một quy trình khoa học với sự tham khảo nghiên cứu
          kỹ lưỡng các thành tựu trên thế giới và dưới những điều kiện cụ thể của thực
          tế để phân tích, xây dựng chiến lược ứng dụng công nghệ số và thiết bị tự
          động đối với từng lĩnh vực, từng ngành khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều
          hạn chế bởi đa phần các doanh nghiệp đang ở mức độ tự động hóa một phần.
               2.2.1  Lĩnh vực giáo dục

               Hiện nay, các trường đại học luôn lắng nghe các yêu cầu của thị trường
          lao động, của doanh nghiệp để đào tạo ra nguồn nhân lực phù hợp nhất. Thật
          vậy, các hoạt động đào tạo bao gồm xây dựng chương trình, giảng dạy, đánh
          giá, cải tiến chương trình đào tạo luôn có sự đóng góp của người lao động,
          doanh nghiệp. Do đó, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao,
          tiệm cận với yêu cầu của thị trường. Nắm bắt được nhu cầu ứng dụng công
          nghệ tự động hóa, điều khiển vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, những
          năm gần đây, ngoài việc cải tiến chương trình đào tạo, các trường đại học còn
          tranh thủ các nguồn tài trợ các thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại vào
          các phòng thí nghiệm của mình để phục hoạt động học tập, giảng dạy và
          nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên. Với các thiết bị hiện đại
          này, các trường kỳ vọng sinh viên ra trường có thể tiếp cận và khai thác nhanh
          các công nghệ sản xuất tại các nhà máy trong nước và ngoài nước.

               Là  một  trường  đại  học  trọng  điểm  của  khu  vực  ĐBSCL,  gần  đây,
          Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) đã tiếp nhận rất nhiều thiết bị thí nghiệm
          từ các hãng lớn trên thế giới. Tháng 9 năm 2020, Trường ĐHCT phối hợp
          cùng Tập đoàn SMC Việt Nam tổ chức Lễ Khánh thành Phòng thí nghiệm


          26
   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45