Page 178 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 178

ước tính lớn hơn 11 triệu đô la Mỹ. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành, bao
          gồm việc xác định mối quan hệ giữa bệnh đốm trắng và độ mặn (Ramos et
          al., 2014) cũng như khả năng sống còn của vi khuẩn gây bệnh trong bùn ao
          nuôi (Satheesh et al., 2019). Một trong những lo ngại về sự lây lan của bệnh
          đốm trắng là cách thức lây nhiễm của nó. Một báo cáo về nguyên nhân của
          dịch bệnh này là sự lây lan giữa các cá thể trong ao nuôi theo chiều dọc như
          từ cha mẹ đến con cháu, hoặc theo chiều ngang giữa các cá thể thông qua
          đường thức ăn, tiếp xúc với nước chứa vi rút, động vật săn mồi.

               9.2.3  Bệnh chậm lớn

               Ở Việt Nam, bệnh chậm lớn được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 2010.
          Vi khuẩn gây ra bệnh này ký sinh trên ống gan tụy của tôm sú ở Việt Nam và
          tạo ra nguy cơ cho ao nuôi tôm (Rajendran et al., 2016). Bệnh này không gây
          tình trạng chết tôm, tuy nhiên nó làm chậm quá trình tăng trưởng và gây ra
          thiệt hại về kinh tế. Ước tính cho thấy bệnh đã làm giảm sản lượng tôm Việt
          Nam xuống khoảng 9 tấn/ha so với sản lượng thu hoạch thông thường là 12
          tấn/ha (Shinn et al., 2016). Khi tôm nhiễm bệnh này thì trong tháng đầu tiên
          sau khi thả, tốc độ tăng trưởng của tôm vẫn bình thường nhưng sau đó chậm
          lại. Vấn đề này chắc chắn gây thiệt hại cho các hộ nuôi tôm và gây tổn thất
          trực tiếp đối với thu nhập cũng như năng suất thu hoạch. Các dấu hiệu lâm
          sàng của bệnh này không rõ ràng và khó nhận biết. Bệnh này chỉ được phát
          hiện khi ao nuôi tôm đã bị nhiễm nặng (Rajendran et al., 2016). Để giảm thiểu
          tác động tiêu cực của bệnh chậm lớn, việc xác định mối liên hệ giữa bệnh
          chậm lớn và bệnh viêm gan tụy trên tôm sú (Penaeus vannamei) tại các nước
          châu Á được nghiên cứu (Aranguren et al., 2017). Cho đến nay, việc nhận
          biết và điều trị bệnh này vẫn rất khó khăn. Khi ao bị ảnh hưởng, giải pháp là
          kết thúc mùa nuôi và thả tôm con mới. Việc xác định căn bệnh này cần dựa
          trên tình trạng tăng trưởng, tôm cha mẹ, nguồn nước và quản lý môi trường
          ao nuôi.
               9.2.4  Ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh

               Dịch bệnh trên tôm gây trực tiếp thiệt hại kinh tế cho nông dân ở các
          tỉnh ven biển ĐBSCL. Theo VASEP (2011), căn bệnh này đã phá hủy gần
          11.000 ha ao nuôi tôm ở Bạc Liêu, thiệt hại khoảng 2.000 đô la Mỹ trên mỗi
          ha; 6.200 ha ở Trà Vinh, thiệt hại gần 1 triệu đô la Mỹ và 25.000 ha ở Sóc
          Trăng, thiệt hại gần 75 triệu đô la Mỹ. Cụ thể, bệnh viêm gan tụy gây thiệt
          hại cho 46.093 ha diện tích ao tôm ở ĐBSCL vào năm 2012. Diện tích bị ảnh
          hưởng liên quan đến bệnh này đã được ghi nhận tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà



          164
   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183