Page 176 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 176

Bên cạnh đó, Bạc Liêu là tỉnh có nguồn lực phong phú và đa dạng để
          phát triển ngành tôm. Nhiều loại hình nuôi tôm được áp dụng ở địa phương
          gồm: nuôi thâm canh, bán thâm canh và siêu thâm canh. Tỉnh này được coi là
          nơi nuôi tôm lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Cà Mau. Trong đó, nuôi tôm
          siêu thâm canh, một hình thức nuôi tôm công nghệ cao được nghiên cứu và
          triển khai, đóng vai trò quan trọng và đóng góp mạnh mẽ vào tăng sản lượng
          từ 10 đến 15 lần so với việc nuôi truyền thống (Giao, 2021). Năm 2017, Bạc
          Liêu đã cung cấp 114.865 tấn tôm cho ngành thủy sản Việt Nam, chiếm 16%
          sản lượng tôm tổng quốc gia (GSO, 2019). Theo Sở Nông nghiệp và Phát
          triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu (2020), tỉnh này có 1.001 ha diện tích nuôi tôm
          sú. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2020, sản lượng tôm tỉnh này đạt gần
          49.349 tấn.
               Ở Sóc Trăng, việc nuôi tôm chủ yếu phát triển ở khu vực ven biển bao
          gồm huyện Vĩnh Châu, Trần Đề. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
          thôn tỉnh Sóc Trăng (2020), diện tích nuôi tôm của tỉnh ước đạt khoảng 51.400
          ha; trong đó, diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh chiếm 94% diện
          tích và sản xuất 188.000 tấn trong 9 tháng đầu năm 2020. Tôm sú và tôm thẻ
          chân trắng là hai loại tôm chủ yếu được nuôi, ước tính chiếm 72% tổng diện
          tích nuôi tôm của tỉnh. Ngoài ra, hệ thống nuôi tôm kết hợp với rừng ngập
          mặn cũng được nuôi trên diện tích 2.943 ha (Tin et al., 2020). Gần đây, rừng
          ngập mặn đã bị suy thoái do hoạt động của con người, làm giảm diện tích
          nuôi tôm, thúc đẩy cho các hệ thống nuôi tôm khác phát triển.
               Ở Trà Vinh, tỉnh nằm ở hạ lưu của sông Mekong có ưu đãi thiên nhiên
          về vị trí địa lý, được bao quanh bởi hai con sông lớn - sông Tiền và sông Hậu;
          ước đạt khoảng 12,7% diện tích tỉnh được sử dụng cho nông nghiệp và thủy
          sản. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP,
          2020), tôm thẻ chân trắng và tôm sú là hai loại được nuôi ở Trà Vinh, chiếm
          lần lượt 6.789 ha và 24.720 ha. Trong đó, huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên
          Hải và Châu Thành là các địa phương chủ yếu nuôi tôm nước mặn và nước
          lợ. Các hệ thống nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh cao được chú trọng
          phát triển. Đặc biệt, hệ thống nuôi tôm siêu thâm canh được phát triển với
          diện tích 347 ha, cho thu hoạch từ 50-55 tấn/ha. Ngoài ra, nuôi tôm tôm nước
          ngọt tại vùng nước lợ đã được phát triển thành công ở Duyên Hải, Cầu Ngang
          và Trà Cú (Hai et al., 2017).







          162
   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181