Page 175 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 175

Chương 9

            NGHIÊN CỨU GIS VÀ MÁY HỌC ĐỂ DỰ BÁO BỆNH
                 TRÊN TÔM Ở VÙNG VEN BIỂN PHÍA ĐÔNG
                          ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

                                                                Nguyễn Minh Khiêm

                   Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Cần Thơ
                                                        (Email: nmkhiem@ctu.edu.vn)


               9.1  GIỚI THIỆU

               Thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế ở
          đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong đó, nuôi tôm là ngành nuôi trồng
          chiếm tỷ trọng lớn nhất tại Việt Nam, đóng góp khoảng 4-5% vào tổng sản
          phẩm quốc nội (GDP) và cung cấp việc làm cho hơn 4 triệu lao động (Ha et
          al., 2013). Trong đó, khu vực này được biết có tiềm năng lớn nhất cho ngành
          nuôi tôm trong cả nước; đóng vai trò quan trọng không chỉ là hoạt động tạo
          sinh kế chính cho người dân địa phương mà còn đóng góp chính cho ngành
          hải sản với hơn 80% tổng sản lượng tôm của Việt Nam (Tổ chức Nông Lương
          Liên Hợp Quốc [FAO], 2019). Đặc biệt, 4 tỉnh phía Đông của vùng ĐBSCL
          có sản lượng nuôi tôm lớn là Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh và Sóc Trăng. Khu
          vực này được coi là vùng trọng điểm do có nhiều điều kiện thuận lợi. Ước
          tính có khoảng 21% dân số Việt Nam sinh sống ở đây, tạo nguồn nhân lực
          phong phú để phát triển ngành công nghiệp nuôi tôm.
               Ở Cà Mau, việc nuôi tôm kết hợp rừng ngập mặn được phát triển vì khu
          vực này có diện tích rừng ngập mặn lớn - là nơi cung cấp môi trường sống tự
          nhiên, nuôi dưỡng và cung cấp nguồn thức ăn hoang dã cho tôm. Tổng diện
          tích rừng ngập mặn ở tỉnh này khoảng 58.285 ha (Tin et al., 2017). Hiện nay,
          hầu hết người nuôi tôm dựa vào nguồn giống nhân tạo do sự suy giảm của
          nguồn giống tự nhiên (An, 2018). Ngoài ra, nuôi tôm xen canh với lúa, nuôi
          tôm bán thâm canh và nuôi tôm thâm canh cao cũng được phát triển với quy
          mô vừa và nhỏ. Đối với sản lượng tôm, Cà Mau được coi là nơi dẫn đầu trong
          sản xuất tôm ở Việt Nam. Với hơn 280.000 ha diện tích nuôi tôm và cung cấp
          56.400 tấn tôm, thị trường Cà Mau chiếm 22% tổng sản lượng tôm của Việt
          Nam vào năm 2018 (Tổng cục thống kê Việt Nam [GSO], 2019).






                                                                                161
   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180