Page 177 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 177

Tuy nhiên, dịch bệnh ở khu vực này đe dọa nghiêm trọng, làm sụt giảm
          số lượng và chất lượng tôm, kéo theo ảnh hưởng đến sinh kế của người dân
          và sản lượng xuất khẩu. Trong đó, ba bệnh nguy hiểm nhất là bệnh viêm gan
          tụy, bệnh đốm trắng và bệnh chậm lớn.

               9.2  TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN TÔM Ở CÁC TỈNH PHÍA
          ĐÔNG ĐBSCL
               Ngành nuôi tôm ở khu vực này đang đối mặt với nguy cơ dịch bệnh,
          gây tổn thất không nhỏ cho kinh tế người nông dân và còn đe dọa sinh kế
          của họ.

               9.2.1  Bệnh viêm gan tụy
               Năm 2011, bệnh viêm gan tụy đã được phát hiện lần đầu tại các ao nuôi
          tôm ở Sóc Trăng. Sau đó, bệnh này bùng phát, gây ra thiệt hại lớn cho ngành
          nuôi tôm cả nước. Thiệt hại của bệnh này gây ra trên khoảng 59.000 ha diện
          tích ao nuôi và nhanh chóng lan ra tới 294 xã thuộc 86 huyện của 25 tỉnh
          (Đặng, 2018). Ở ĐBSCL, bệnh viêm gan tụy gây thiệt hại 26 triệu đô la Mỹ
          vào năm 2015 (Shinn et al., 2018) và gây ra vấn đề nghiêm trọng về kinh tế
          cũng như đe dọa đến sinh kế của người nuôi tôm trong khu vực này. Hầu hết
          các ao nuôi tôm ở ĐBSCL được xây dựng dưới hình thức nuôi quảng canh
          theo hộ gia đình và người nuôi tôm ít chú ý đến các yếu tố môi trường như
          dinh dưỡng, nhiệt độ nước, độ pH. Do đó, bệnh này dễ xảy ra và có thể ảnh
          hưởng trên diện rộng. Theo FAO (2019), nguồn nước có hàm lượng muối lớn
          hơn 20 phần nghìn sẽ tăng sự xuất hiện của bệnh viêm gan tụy. Mùa khô (từ
          tháng Ba đến tháng Tám ở Việt Nam) là thời điểm xuất hiện cao nhất của
          bệnh này. Ngoài ra, việc bổ sung thức ăn kém chất lượng, ô nhiễm nguồn
          nước và sự lây nhiễm chéo bởi động vật săn mồi làm gia tăng sự phát triển
          của bệnh này. Một số giải pháp được áp dụng như điều chỉnh mật độ thả phù
          hợp, theo dõi các thông số môi trường và chú ý tới tình trạng tôm giống trong
          tháng đầu thả nuôi đã được đề xuất để tránh bệnh (Dang et al., 2018). Tuy
          nhiên, đây chỉ là các phương pháp vật lý hoặc tránh bệnh tạm thời, không
          phải là giải pháp hợp lý dài hạn để ngăn chặn dịch bệnh này.

               9.2.2  Bệnh đốm trắng

               Bệnh đốm trắng được xác định là căn bệnh nghiêm trọng nhất trên tôm
          nuôi ở vùng ven biển. Bệnh đốm trắng được phát hiện đầu tiên ở Thái Lan và
          đã gây ra thiệt hại ước tính khoảng 30% sản lượng tôm ở quốc gia này (Flegel,
          2006). Tại Việt Nam, thiệt hại do bệnh đốm trắng gây ra vào năm 2015 được



                                                                                163
   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182