Page 383 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 383

Nhìn chung, quan điểm phát triển bền vững là dựa vào sự gắn kết chặc
          chẽ và tương hỗ giữa các trụ cột gồm: (i) Môi trường và tài nguyên thiên
          nhiên, (ii) Khoa học và công nghệ, (iii) Kinh tế - xã hội và (iv) Quản lý. Sự
          phát triển bền vững của nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ góp phần vào
          sự phát triển bền vững chung của đất nước và toàn cầu, hướng đến đạt được
          17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, trong đó bao gồm nhằm
          xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và khí hậu trái đất, và đảm bảo mọi
          người  ở  khắp  mọi  nơi  có  thể  tận  hưởng  hòa  bình  và  thịnh  vượng
          (https://vietnam.un.org/vi/sdgs).

               13.1  MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

               Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng nền tảng cho
          phát triển nông nghiệp. Nghiên cứu hiện trạng và diễn biến cũng như dự báo
          tốt môi trường cho các vùng sinh thái khác nhau là cơ sở đặc biệt quan trọng
          cho quy hoạch và phát triển các đối tượng sản xuất nông nghiệp phù hợp,
          cũng như là cơ sở cho các giải pháp thích ứng. ĐBSCL đặc trưng với nhiều
          vùng sinh thái nội địa, ven biển và biển đảo, tạo nên tính đa dạng và độc đáo
          cho phát triển nông nghiệp. Môi trường và nông nghiệp hài hòa là cấu thành
          quan trọng quan trọng cho phát triển nông thôn và đời sống nông dân. Tuy
          nhiên, diễn biến của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn là thử thách to lớn
          của nông nghiệp ĐBSCL. Vì thế, các hoạt động quan trọng cần được đẩy
          mạnh trong thời gian tới như:

               (i)  Đẩy mạnh quan trắc môi trường nước, đất, không khí theo không
                   gian từng vùng, tiểu vùng, môi trường nội địa và môi trường biển,
                   môi trường tầng trên mặt đất và dưới mặt đất liên tục theo thời gian.

               (ii)  Phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong quan trắc, dự báo và
                   cảnh báo môi trường cho các hoạt động của ngành nông nghiệp.
               (iii) Xây dựng trung tâm thông tin, dữ liệu lớn về môi trường kết nối
                   vùng, cả nước và quốc tế; trên cơ sở đó, hỗ trợ tư vấn kịp thời và
                   hiệu quả cho sản xuất, đời sống.

               (iv) Tăng cường đào tạo, tư vấn, trang bị kiến thức, kỹ năng về môi
                   trường và quản lý môi trường rộng rãi cho người dân.

               13.2  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
               Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là then chốt trong công cuộc cách
          mạng nông nghiệp. Nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học, phát triển



          372
   378   379   380   381   382   383   384   385   386   387   388