Page 385 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 385
vi) Tăng cường liên kết các đơn vị khoa học công nghệ và đào tạo với
các doanh nghiệp và địa phương trong phát triển và ứng dụng khoa
học công nghệ vào chuỗi sản xuất.
13.3 KINH TẾ - XÃ HỘI
Nông nghiệp là ngành truyền thống của ĐBSCL. Phát triển nông nghiệp
luôn đi cùng với phát triển nông thôn và nông dân. Các chủ trương, nghị quyết
của Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn khẳng định vai trò và mối tương hỗ
của Tam Nông trong phát triển chung của vùng và cả nước, và đã đưa ra nhiều
giải pháp quan trọng. Trong bối cảnh mới, nhiều vấn đế cần xem xét cho phát
triển kinh tế - xã hội nông nhiệp, nông dân, nông thôn như sau:
i) Khảo sát, đánh giá toàn diện hiện trạng kinh tế - xã hội nông nghiệp,
nông dân, nông thôn là vấn đề luôn được đặt ra và cần được triển
khai định kỳ với nhiều đối tượng liên quan, nhiều quy mô cấp độ,
theo phương pháp khoa học; trên tất cả các lĩnh vực và đầy đủ các
mặt đời sống kinh tế - xã hội.Trên cơ sở đó, đánh giá được vai trò,
vị trí của nông nghiệp; thuận lợi, khó khăn và có giải pháp phát
triển nông nghiệp phù hợp.
ii) Với quan điểm là lấy kinh tế nông nghiệp bền vững, kinh tế xanh,
kinh tế tuần hoàn làm nền tảng, cần triển khai nhiều giải pháp tích
hợp, bao gồm cải thiện khoa học kỹ thuật chuỗi sản xuất nông
nghiệp, cải thiện chuỗi phân phối, thị trường và chuỗi giá trị; cũng
như tích hợp hoạt động kinh tế phù hợp khác.
iii) Với quan điểm nâng cao vai trò vị trí của nông dân, cần nhiều giải
pháp nâng cao đời sống, khoa học công nghệ, kinh tế - xã hội nông
nghiệp và nông thôn.
iv) Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí về khoa học công nghệ,
môi trường, tổ chức sản xuất, kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế
nông nghiệp, nói riêng là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các tổ
chức, đơn vị.
v) Kinh tế xã hội nông nghiệp, nông dân, nông thôn chỉ có thể phát
triển được trong môi trường thuận lợi, hài hòa, và khoa học công
nghệ tiên tiến.
374