Page 386 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 386

13.4  CHÍNH SÁCH, QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN

               Với các chủ trương, định hướng, chính sách, pháp luật và các quyết định
          các cấp được ban hành, đó sẽ là tiền đề cho cụ thể hóa thành các chương trình,
          đề án phát triển nông nghiệp nói riêng, và tam nông nói chung, để triển khai
          thực hiện, đặc biệt là ĐBSCL, nơi đang được chú trọng nhiều trong phát triển
          bền vững trong thời gian gần đây. Chính sách, pháp luật cũng là hành lan
          quan trọng cho quản lý phát triển.

               Trong xây dựng các chính sách, quy hoạch và quản lý phát triển nông
          nghiệp nói riêng và tam nông nói chung của các cấp các ngành, cần chú trọng
          xem xét các mối quan hệ quan trọng, như: quan hệ giữa các nhóm ngành kinh
          tế (quan hệ công hưởng, quan hệ hài hòa, quan hệ cạnh tranh, hay quan hệ đối
          kháng), quan hệ trong chuyên môn; quan hệ không gian, quan hệ thời gian,
          quan hệ hành chính, quan hệ xã hội,…

               Trong quy hoạch phát triển, có thể quy hoạch ở nhiều cấp độ khác nhau,
          như quy hoạch chiến lược (15-20 năm), quy hoạch trung hạn (5 năm), hay kế
          hoạch thực hiện hàng năm. Trong quản lý, kiểm soát việc thực hiện các vấn
          đề, nhiệm vụ đặt ra, có thể triển khai ở tầm chiến lược hay tầm điều hành.
          Nhìn chung, việc quy hoạch và quản lý là tiến trình gồm các bước cơ bản: (i)
          quy hoạch, (ii) thực hiện, (iii) giám sát, đánh giá. Tùy trường hợp, có thể gồm
          các bước nhỏ. Các bước này cần được thực hiện, cải tiến, điều chỉnh và phát
          triển liên tục như hình xoắn ốc.

               Trong quy hoạch phát triển nông nghiệp, cần xem xét, đảm bảo quan hệ
          phù hợp giữa các yếu tố môi trường, công nghệ và kinh tế - xã hội. Chú trọng
          các mối liên kết dọc, liên kết ngang và liên kết vùng; chú trọng hướng tiếp
          cận hệ sinh thái cho phát triển bền vững.
               Trong bối cảnh mới, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời
          kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 287/QĐ-TTg của Thủ
          tướng Chính phủ, ban hành ngày 28/2/2022) được xem là quy hoạch tích hợp
          quan trọng. Trện cơ sở đó, các địa phương đã và đang triển khai quy hoạch
          tổng thể phát triển địa phương, tuy nhiên, cần đảm bảo hài hòa với quy hoạch
          vùng. Mỗi địa phương với tiềm lực, thế mạnh đặc thù cùng với đẩy mạnh liên
          kết vùng là chiến lược quan trọng cho phát triển vùng. Chủ trương thành lập
          các trung tâm cấp vùng có tính động lực, dẫn dắt sẽ thúc đẩy liên kết và điều
          phối trong hoạt động một các hiệu quả, góp phần phát triển tổng thể ngành
          nông nghiệp. Đặc biệt, việc đẩy mạnh hợp tác đa bên, trường, viện, doanh
          nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức trong nước và quốc tế là rất cần


                                                                                375
   381   382   383   384   385   386   387   388   389   390   391