Page 360 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 360
Có thể thấy các nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hóa nêu trên
chỉ mới dừng lại ở mức thứ 2 trong tiêu chuẩn ISA-95/IEC62264. Để có thể
hỗ trợ ra quyết định từ dữ liệu hiện trạng, hệ thống tự động cần có cơ chế
thông minh hơn, trong đó, năng lực dự báo là một yếu tố quan trọng. Một số
nghiên cứu đã được triển khai theo hướng này có thể kể như nghiên cứu ứng
dụng công nghệ UAV (drones) để theo dõi và hỗ trợ cảnh báo sớm dịch hại
vùng canh tác lúa (Quốc và ctv., 2021). Một nghiên cứu khác hướng đến việc
bảo vệ môi trường, để hạn chế tác động xấu về thời tiết đến hoạt động sản
xuất nông nghiệp, có thể đề cập như hệ thống cảnh báo sớm tình trạng cháy
rừng (Ngôn và ctv., 2016). Nghiên cứu tự động hóa khâu giám sát dùng
o
camera bố trí trên các tháp canh, có chức năng quét 360 trong không gian
quan sát (Hình 12.28a). Phần mềm trên máy tính có nhiệm vụ nhận dạng
những làn khói đầu tiên bốc lên (Hình 12.28b), định vị trên bản đồ và cảnh
báo đến lực lượng bảo vệ rừng qua điện thoại di động thông minh.
12.4.4 Những thách thức hiện nay
So với mặt bằng chung của cả nước, ĐBSCL vẫn là vùng có mức độ ứng
dụng công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc nhóm thấp.
Phần lớn các doanh nghiệp tại ĐBSCL là doanh nghiệp vừa và nhỏ, với tốc độ
chuyển giao, ứng dụng và đổi mới công nghệ chậm. Thật vậy, Trường ĐHCT
phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật thành phố Cần Thơ thực
hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng,
đổi mới công nghệ tại thành phố Cần Thơ” đã xác định điều đó. Đề tài này tiến
hành đánh giá 14 chỉ tiêu kỹ thuật trong Bảng 12.1 (Lợi và ctv., 2021).
Bảng 12.1. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động chuyển giao, ứng dụng, đổi mới
công nghệ tại thành phố Cần Thơ
Yếu tố chính Yếu tố trực thuộc Ký hiệu
Mức năng lượng được yêu cầu Y1
Các yếu tố đầu vào Nhân lực có chuyên môn Y2
Tài chính của doanh nghiệp Y3
Chiến lược và chính sách của chính phủ Y4
Cơ chế chuyển giao Y5
Hỗ trợ từ bên ngoài
Khả năng tiếp nhận công nghệ quốc tế Y6
Mức độ ưu tiên của công nghệ được chuyển giao Y7
Khả năng thông thạo công nghệ Y8
Yêu cầu kỹ thuật Mức độ phức tạp của công nghệ Y9
Tính chất đặc thù doanh nghiệp Y10
Nguồn cung cấp công nghệ từ thị trường Y11
Sự thay đổi của cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp Y12
Kinh tế
Vốn sản xuất của doanh nghiệp Y13
Cạnh tranh tiếp thị sản phẩm đầu ra Y14
349