Page 365 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 365

Hình 12.33. Hệ thống tra cứu nguồn gốc sản phẩm

               Hệ thống tra cứu nguồn gốc sản phẩm bằng mã QR (Nghe và ctv., 2021):
          Hệ thống thông tin hỗ trợ xác định nguồn gốc sản phẩm bằng mã QR (Quick
          Response code) đã được xây dựng. Để thực hiện quy trình trong hệ thống,
          trước hết người dân đăng ký mã QR tương ứng cho sản phẩm của mình, sau
          đó cập nhật các biến động trong suốt quá trình nuôi trồng (ví dụ, theo mô hình
          Việt GAP). Khi thu hoạch, sản phẩm (thô hoặc qua chế biến) sẽ được dán mã
          QR trước khi phân phối ra thị trường. Người tiêu dùng (khách hàng) khi mua
          sản phẩm có thể dễ dàng truy xuất lại thông tin nuôi trồng thông qua việc quét
          mã QR từ điện thoại thông minh như minh họa trong Hình 12.33. Sau khi phân
          tích, thiết kế, xây dựng và kiểm thử hệ thống trên một số dữ liệu mẫu, kết quả
          cho thấy việc hoàn thiện và đưa vào sử dụng thực tế là rất khả quan.

               Hệ chuyên gia ảo hỗ trợ khuyến nông (Nguyen & Thai-Nghe, 2015):
          Mô hình tổng thể của hệ thống được biểu diễn như trong Hình 12.34. Ở đó,
          khi nhà nông có vấn đề/câu hỏi, chẳng hạn như liên quan đến bệnh hại trên
          cây lúa, cần tư vấn cách điều trị, họ có thể đặt câu hỏi bằng tin nhắn SMS
          hoặc chụp lại hình ảnh hiện trạng (MMS) (có thể kèm theo câu hỏi) để gửi
          đến hệ thống bằng điện thoại di động. Yêu cầu này sẽ được hệ thống chuyển
          đến các chuyên gia thích hợp trong từng lĩnh vực để được giải đáp. Ngay sau
          khi nhận được phản hồi từ phía chuyên gia, hệ thống sẽ phản hồi kết quả cho
          nhà nông. Như vậy, với ý tưởng này, hệ thống cũng có thể xem như “Nhịp
          cầu nhà nông trực tuyến 24/7”.



          354
   360   361   362   363   364   365   366   367   368   369   370