Page 385 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 385
theo dõi sức khỏe bệnh nhân từ xa. Điều này sẽ nhanh chóng làm tăng vọt
kích thước của dữ liệu sức khỏe trong các hệ thống y tế và những dữ liệu
này cần phải được quản lý và phân tích một cách hợp lý. Dữ liệu lớn trong
chăm sóc sức khỏe chứa kiến thức hiện hữu và tiềm ẩn hỗ trợ nhiều chức
năng y tế như theo dõi bệnh, hỗ trợ ra quyết định lâm sàng và quản lý chăm
sóc sức khỏe. Vì vậy, cần phải xây dựng một KMS hiệu quả để quản lý các
kiến thức quý giá này, nhằm hỗ trợ việc ra quyết định trong chẩn đoán y
khoa trong bối cảnh dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo.
Alavi and Leidner (1999, 2001) đã trình bày các quan điểm về tri thức,
quản lý tri thức và hệ thống quản lý tri thức. Các tác giả đã mô tả các vấn
đề, thách thức đặt ra và lợi ích của hệ thống quản lý tri thức. Gallupe (2001)
xem xét ba cấp độ của công nghệ quản lý tri thức: công cụ, trình tạo và một
số KMS cụ thể. Một vài nghiên cứu thảo luận về quản lý tri thức trong thời
đại dữ liệu lớn liên quan đến các khía cạnh như cơ sở tri thức, khám phá tri
thức và hợp nhất tri thức. Suchanek and Weikum (2014) giới thiệu tổng
quan về các phương pháp xây dựng cơ sở tri thức lớn. Begoli and Horey
(2012) trình bày ba nguyên tắc thiết kế hệ thống có thể tích hợp được vào cơ
sở hạ tầng khám phá tri thức và cung cấp trải nghiệm phát triển với các vấn
đề về dữ liệu lớn. Dong et al. (2014) giới thiệu một cơ sở tri thức xác suất sử
dụng các phương pháp máy học giám sát trong quá trình tổng hợp tri thức từ
các kho lưu trữ hiện có. Trong những nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã
xem xét đến vấn đề xử lý dữ liệu lớn, nhưng chưa cung cấp được một quy
trình phát triển tri thức toàn diện. Tretiakov et al. (2017) đã điều chỉnh và
mở rộng mô hình tổng thể của hệ thống quản lý tri thức bao gồm các yếu tố
liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Các thực nghiệm được tiến hành trên dữ
liệu thu thập từ 263 bác sĩ trong hai hội đồng y tế quận ở New Zealand.
Maramba et al. (2020) trình bày một bản tóm tắt toàn diện về những thách
thức trong việc triển khai KMS trên máy tính tại các cơ sở chăm sóc sức
khỏe. Manogaran et al. (2017) đã đề xuất một KMS dựa trên dữ liệu lớn hỗ
trợ các quyết định lâm sàng. Họ cung cấp cái nhìn tổng quan về các công cụ
và công nghệ dữ liệu lớn có thể được sử dụng trong KMS. Những nghiên
cứu nêu trên vẫn ở mức khám phá tri thức mà không áp dụng tri thức mới
vào thực tế cụ thể. Le Dinh et al. (2016) đã đề xuất một kiến trúc để triển
khai các hệ thống quản lý tri thức trên dữ liệu lớn. Một hệ thống quản lý tri
thức trong bối cảnh dữ liệu lớn phải đảm bảo đầy đủ quá trình phát triển của
tri thức bao gồm 4 giai đoạn: nắm bắt, tổ chức, chuyển giao và áp dụng.
371