Page 384 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 384

Chương 19

                HỆ THỐNG TRI THỨC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ
              CỘNG ĐỒNG TRONG KỶ NGUYÊN DỮ LIỆU LỚN
                              VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

                              Phan Thượng Cang , Phan Anh Cang , Triệu Thanh Ngoan
                                                                                   1
                                               1*
                                                               2
                  1 Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Cần Thơ
                 2 Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
                                                       *
                                                       ( Email: ptcang@cit.ctu.edu.vn)


               19.1  GIỚI THIỆU

               Tri thức đại diện cho một nguồn tài nguyên quan trọng cần phải được
          quản lý hiệu quả. Việc quản lý bao gồm thu thập, tổ chức, chuyển đổi và
          ứng  dụng  loại  tài  sản  trí  tuệ  này.  Hệ  thống  quản  lý  tri  thức  (Knowledge
          Management System - KMS) là một lớp của hệ thống thông tin để quản lý
          tri thức của các tổ chức. Không giống như các hệ thống thông tin truyền
          thống chỉ tập trung vào việc thu thập, tổ chức và quản lý tri thức hiện hữu,
          KMS khám phá và khai thác tri thức ẩn và tri thức hiện hữu. Sự tiến bộ của
          các hệ thống quản lý tri thức đã thay đổi cách thức hoạt động của các tổ
          chức, đặc biệt là tổ chức y tế, trong đó chăm sóc sức khỏe là một ngành
          thâm dụng công nghệ và tri thức. Dữ liệu chăm sóc sức khỏe đến từ nhiều
          nguồn khác nhau như cơ sở dữ liệu bệnh viện, cơ sở dữ liệu quốc gia, hoặc
          cơ sở dữ liệu phân tích tư nhân. Một ví dụ về cơ sở dữ liệu phân tích tư nhân
          là Premier Hospital Database, bao gồm dữ liệu từ hơn 1 tỷ lượt bệnh nhân từ
          hơn 700 bệnh viện tư nhân và học viện ở Hoa Kỳ, tương ứng với khoảng
          20% tổng số ca nhập viện trong nước (Charllote, 2020). Nhiều nghiên cứu
          tận dụng cơ sở dữ liệu sẵn có để làm rõ giá trị tri thức, mang đến ý nghĩa
          trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Chung et al., 2015; Cheung et al.,
          2017; Chung et al., 2019). Cơ sở dữ liệu lớn bao gồm thông tin bệnh nhân,
          kết quả chẩn đoán bệnh và phương pháp điều trị tạo điều kiện để phân tích
          các bệnh hiếm gặp và các biến chứng hiếm gặp mà không phải lúc nào cũng
          có thể thực hiện được với các nghiên cứu lâm sàng. Tuy nhiên, sự gia tăng
          nhanh chóng của dữ liệu chăm sóc sức khỏe trong các cơ sở dữ liệu này đặt
          ra nhiều thách thức cho KMS trong việc cải thiện quy trình hỗ trợ ra quyết
          định cho bác sĩ. Đặc biệt, với sự tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực internet
          vạn vật (Internet of Things), nhiều thiết bị cảm biến được đề xuất cho việc



          370
   379   380   381   382   383   384   385   386   387   388   389