Page 339 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 339

trung ương, mức thu nhập khá thấp nên đang đối mặt với việc thiếu hụt nhân
          lực y tế, đặc biệt là ở các vùng càng sâu càng xa, tình trạng này càng nghiêm
          trọng. Sự thiếu hụt nhân lực y tế, đặc biệt là các bác sĩ có chuyên môn cao
          cũng là một thách thức của vùng ĐBSCL. Theo Trang và ctv. (2023), ĐBSCL
          là vùng thiếu nguồn lực y tế trầm trọng nhất cả nước, tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ, cử
          nhân kỹ thuật y học trên vạn dân còn thấp. Tình trạng thiếu hụt trang thiết bị
          y tế hiện đại cũng là những khó khăn thách thức như đã đề cập trong báo cáo
          của Dung (2023). Báo cáo đã nêu rõ tuyến y tế cơ sở vẫn còn các hạn chế
          năng lực, thêm vào đó, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế chưa đồng bộ, còn
          nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng đủ cho người dân, dẫn đến tình trạng lượng
          người đổ dồn về và làm quá tải các bệnh viện ở tuyến trung ương. Trong 10
          tháng đầu năm 2023, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ tiếp nhận hơn
          14.790 ca khám ngoại trú, đặc biệt là đầu tháng 11 năm nay, lượng bệnh nhân
          tăng lên gấp 3 lần so với hồi tháng 5 (Linh, 2023). Cũng theo Linh (2023), ở
          Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ do chỉ có một máy xạ trị Colbat 60, không đủ
          đáp ứng số lượng bệnh nhân cần được xạ trị, nên số lượng chờ được xạ trị có
          khi lên đến 300-400 người. Còn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong
          6 tháng đầu năm 2023, có hơn 17,7 triệu lượt khám chữa bệnh ngoại trú, tăng
          20% so với cùng kỳ, trong đó, bệnh viện Mắt và Bệnh viện Chấn thương chỉnh
          hình rơi vào tình trạng quá tải (Tính, 2023). Để đáp ứng nhu cầu ngày càng
          cao do thiếu hụt về cán bộ y dược vùng ĐBSCL, nhiệm vụ quan tâm hàng
          đầu của ngành y tế là đào tạo đội ngũ cán bộ y tế đủ về số lượng và đảm bảo
          chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho toàn vùng, trong đó,
          Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là nơi nhận nhiệm vụ chính trong việc đào
          tạo cán bộ y tế có trình độ đại học, sau đại học cung cấp nguồn lực chủ yếu
          cho ĐBSCL (Trang và ctv., 2023). Theo Trang và ctv. (2023), tính đến năm
          2018, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã đáp ứng được 84,1% bác sĩ có
          trình độ Chuyên khoa cấp I, Chuyên khoa cấp II, thạc sĩ và 97,6% dược sĩ có
          trình độ Chuyên khoa II cho các tỉnh vùng ĐBSCL.

               16.3.2  Tiềm năng ứng dụng AI cho y tế

               Hiện nhiều tỉnh, thành phố ở  ĐBSCL đã có những hợp tác với các tỉnh
          thành phát triển khác để hỗ trợ cho y tế (Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh,
          2023). Nhiều hội thảo về hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số trong y
          tế đã được triển khai (Phong, 2023; Ngọc, 2023). Những hệ thống thông tin y
          tế như HIS đang được triển khai có thể sẽ là nguồn dữ liệu quý phục vụ cho
          các phân tích dữ liệu dùng các thuật toán AI, đặc biệt các nguồn dữ liệu dạng
          văn bản để mô tả các triệu chứng. Thêm vào đó, một số nguồn dữ liệu khác


                                                                                325
   334   335   336   337   338   339   340   341   342   343   344