Page 305 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 305
công cuộc chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, chăm
sóc sức khỏe tại Việt Nam.
Tuy nhiên, lĩnh vực y tế ở Việt Nam nói chung và ở đồng bằng sông
Cửu Long nói riêng vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Người bệnh
phải đối mặt với nhiều vấn đề trong quá trình chăm sóc sức khỏe từ khả năng
tiếp cận được dịch vụ y tế cho đến chất lượng phục vụ và khám chữa bệnh,
như: thời gian chờ đợi tại các bệnh viện quá lâu, bệnh viện bị quá tải, thiếu
bác sĩ có tay nghề cao, thiếu giường bệnh,... Theo báo cáo của Statista (2018),
tại thời điểm năm 2018, thì Việt Nam chỉ có 2,9 giường bệnh và 0,8 bác sĩ
trên 1.000 người. Đặc biệt, ở một số khu vực khó tiếp cận chỉ có 0,1 bác sĩ
trên 1.000 người, ít hơn mức trung bình theo đề xuất của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development,
OECD) là 4,7 giường bệnh và 3,3 bác sĩ trên 1.000 người dân. Ngoài ra, 65%
dân số của Việt Nam sống trong các vùng nông thôn, nơi có điều kiện y tế rất
khó khăn, phải di chuyển tới các khu vực thành thị để được chăm sóc sức
khỏe (Siriwardhana et al., 2021). Điều này phát sinh nhiều bất cập như sự quá
tải của các bệnh viện công, đặc biệt là các bệnh viện lớn như Từ Dũ, Việt
Đức, Bạch Mai,… luôn có mức khám từ 120% đến 160% sức chứa (Báo Tuổi
trẻ, 2018), trong đó hơn 50% đến từ các tỉnh khác (Tuan et al., 2019). Việc
quản lý dữ liệu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân cũng gặp nhiều khó khăn và
chưa đạt yêu cầu.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế có thể giúp giải quyết được các vấn
đề trên như giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ khám chữa bệnh của các y
bác sĩ tuyến trung ương và địa phương, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho
các bệnh nhân, đặc biệt là các khu vực ở xa, nâng cao khả năng tự động hóa
của các cơ sở y tế và tăng cường khả năng quản lý và chia sẻ dữ liệu y tế,...
Đây không chỉ đơn thuần là một nỗ lực đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
mà là một công cuộc cải tổ toàn diện nhằm khai thác sức mạnh của công nghệ
để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững
và lâu dài.
Chuyển đổi số là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều
công nghệ như trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, AI), internet vạn vật
(Internet of Things, IoT), phân tích dữ liệu (data analytics), chuỗi khối
(blockchain),... Trong đó, công nghệ chuỗi khối là một công nghệ đóng vai
trò rất quan trọng giúp cho các giao dịch trở nên minh bạch, an toàn và hiệu
quả hơn. Đây là những tính chất rất quan trọng đối với lĩnh vực y tế, có thể
giúp cho việc lưu trữ thông tin của bệnh nhân bảo mật và an toàn hơn, hoặc
291