Page 304 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 304

Chương 15

                   NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN
                                      TRONG Y TẾ

                                                             *
                                                Trần Công Án , Nguyễn Hữu Vân Long
                   Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Cần Thơ
                                                            *
                                                            ( Email: tcan@ctu.edu.vn)


               15.1  GIỚI THIỆU

               Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 phê duyệt
          “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm
          2030”, y tế là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong tám lĩnh
          vực thực hiện chuyển đổi số trước mắt tại Việt Nam. Đây là lĩnh vực được
          xác định là “có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi
          nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí, cần ưu tiên
          chuyển đổi số trước”. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số
          5316/QĐ-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2020 phê duyệt chương trình chuyển
          đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, chỉ ra các mục tiêu về
          phát triển chính phủ số trong y tế, duy trì phát triển xã hội trong y tế, duy trì
          các chỉ tiêu trong phòng và chăm sóc sức khỏe và chuyển đổi số trong khám
          chữa bệnh.
               Việt Nam hiện nay có nhiều ưu thế để thực hiện việc chuyển đổi số
          trong y tế. Theo báo cáo của Austrade Vietnam (2019), chi tiêu trong lĩnh vực
          y tế của Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 15,6 tỷ USD vào năm 2018 lên 42,9 tỷ
          USD vào năm 2028. Chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam trong năm
          2018 là 6,5% GDP, một trong những tỷ lệ chi tiêu cao nhất so với các quốc
          gia khác trong khu vực. Ngoài ra, Việt Nam có nhiều ưu thế khác trong việc
          chuyển đổi số lĩnh vực y tế như tỷ lệ dân số trẻ cao (hơn 60% người Việt Nam
          dưới 54 tuổi), thời gian dành cho các hoạt động trực tuyến cao (gần 7 giờ cho
          các hoạt động trực tuyến, trong đó khoảng 3 giờ trên các thiết bị di động),
          Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng
          công nghệ thông tin và truyền thông (mạng 4G đã phủ sóng trên 95% hộ gia
          đình vào năm 2019), dịch vụ cloud-based đang được chú trọng phát triển để
          tạo cơ hội phát triển các giải pháp sáng tạo và tiết kiệm chi phí cung cấp các
          dịch vụ chăm sóc sức khỏe,... Tất cả những yếu tố này là nền tảng tốt cho




          290
   299   300   301   302   303   304   305   306   307   308   309