Page 234 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 234
thông tin cá nhân, an ninh thông tin trên môi trường mạng; và các quy định
liên quan đến điều kiện tổ chức dạy – học trên mạng, kiểm định chất lượng,
tính pháp lý và công nhận kết quả khi dạy – học trực tuyến.
Bà là nền tảng hạ tầng CNTT và viễn thông, cơ sở vật chất cơ bản phải
được trang bị đồng bộ trong toàn ngành giáo dục đảm bảo việc quản lý, dạy -
học có thể được thực hiện một cách bình đẳng giữa các địa phương, nhà
trường có điều kiện hoàn cảnh kinh tế khác nhau; đảm bảo môi trường mạng
thông suốt, ổn định, an toàn thông tin. Thực hiện việc này cần huy động được
các nguồn lực xã hội chung tay hỗ trợ trang thiết bị đầu cuối và tham gia cung
cấp các hệ thống, giải pháp đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Và sau cùng, đó là yếu tố con người. Đội ngũ nhân lực (cán bộ quản lý,
giáo viên, giảng viên, học sinh sinh viên) cần được đào tạo, bồi dưỡng các
kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trước hết là kỹ năng sử
dụng CNTT, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả
các ứng dụng phục vụ công việc dạy – học.
8.2.3 Các khó khăn và thách thức cho chuyển đổi số trong giáo dục
và đào tạo ở Việt Nam
Hạ tầng CNTT cho GDĐT đã được Nhà nước, Chinh phủ quan tâm từ
lâu. Tháng 1 năm 2017 Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng
CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định
hướng đến năm 2025”. Mục tiêu của đề án là tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công
trực tuyến trong hoạt động quản lý điều hành của cơ quan quản lý nhà nước
về giáo dục và đào tạo ở trung ương và các địa phương; đổi mới nội dung,
phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học và công
tác quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân
góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (Thủ tướng
Chính phủ, 2017). Mặc dù đã được quan tâm và đầu tư, tuy nhiên cơ sở vật
chất, hạ tầng mạng, trang thiết bị (như máy tính, camera, máy in, máy quét),
đường truyền, dịch vụ Internet, … ở các cơ sở giáo dục vẫn còn thiếu, lạc hậu,
chưa đồng bộ, nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu cho chuyển đổi số.
Cơ sở dữ liệu số hóa chuyên ngành (dữ liệu người học, dữ liệu giáo
viên/giảng viên, học liệu, …) đòi hỏi sự đầu tư lớn về nhân lực (gồm cả nhân
lực quản lý và nhân lực triển khai) cũng như tài chính để đảm bảo cho việc số
hóa. Việc xây dựng kho học liệu số (như sách điện tử, thư viện điện tử, ngân
220