Page 354 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 354

Tuy nhiên, việc phổ biến và triển khai ứng dụng công nghệ IoT vào
          canh tác lúa tại ĐBSCL phụ thuộc vào các nhóm yếu tố khác nhau bao gồm
          đặc điểm nông dân, đặc điểm hệ thống IoT cũng như hiệu quả và lợi ích từ
          việc sử dụng thiết bị IoT mang lại (Tín và ctv., 2021). Theo đó, tỷ lệ nông hộ
          chấp nhận sử dụng thiết bị công nghệ IoT trong canh tác lúa có thể đạt trên
          80% trong khoảng thời gian 10 năm sau khi được giới thiệu mô hình ứng dụng
          công nghệ IoT. Kết quả tính toán cũng cho thấy khoảng thời gian để tỷ lệ
          nông hộ chấp nhận đạt ngưỡng cao nhất chủ yếu phụ thuộc vào lợi ích thực
          tiễn mà thiết bị IoT mang lại (tiết kiệm chi phí sản xuất, sử dụng vật tư đầu
          vào hiệu quả) và sự hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân bao gồm công tác khuyến
          nông nâng cao năng lực nông dân vận hành thiết bị IoT. Khoảng thời gian này
          ngắn hay dài phụ thuộc những yếu tố như các thách thức ngắn hạn nông dân
          đang đối diện, khả năng sử dụng thiết bị IoT trong điều kiện nguồn lực giới
          hạn của nông hộ, mức độ phức tạp của thiết bị IoT và chi phí đầu tư thiết bị
          IoT. Việc cải thiện các yếu tố nói trên sẽ góp phần đẩy nhanh việc đưa ứng
          dụng công nghệ IoT vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
               12.3.4  Định hướng thúc đẩy hoạt động ứng dụng công nghệ IoT

               Để việc ứng dụng công nghệ IoT trong lĩnh vực nông nghiệp được phát
          triển nhanh chóng và mạnh mẽ, thời gian tới chúng ta cần tập trung các những
          vấn đề chính sau:
               Thứ  nhất,  cần  có  chính  sách  ưu  đãi  thích  hợp  về  thuế,  hạ  tầng,  tín
          dụng,…cho doanh nghiệp và nông hộ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng
          dụng công nghệ cao trong một thời gian nhất định do đây là lĩnh vực đòi hỏi
          chi phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn tương đối dài.

               Thứ hai, cần tăng cường hoạt động nghiên cứu ứng dụng đưa kỹ thuật
          công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo
          thiết bị cảm biến, nội địa hóa các thành phần của hệ thống IoT để làm giảm
          giá thành thiết bị. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp và nông dân có thể tiếp cận
          kỹ thuật công nghệ cao dễ dàng hơn.

               Thứ ba, hệ thống khuyến nông cần thực hiện các hoạt động hỗ trợ kỹ
          thuật thông qua hình thức hội thảo, tập huấn nhằm bổ sung kiến thức và kỹ
          năng cần thiết cho nông dân về nông nghiệp công nghệ cao. Các trường đại
          học đào tạo về nông nghiệp cần tích hợp kiến thức công nghệ IoT vào chương
          trình giảng dạy nhằm cung cấp nguồn nhân lực có khả năng ứng dụng và
          chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp hiện đại. Đây được xem là chìa khóa để
          hiện thực hóa nền nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta.


                                                                                343
   349   350   351   352   353   354   355   356   357   358   359