Page 66 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 66
phải luôn được cân bằng với nhau (Lotsch et al., 2005; Teodorescu et al.,
2011). Giả sử năng lượng đầu vào lớn hơn năng lượng đầu ra:
2
− = ⋅ (7)
2
Lấy đạo hàm hai vế theo thời gian:
− = ⋅ ⋅ ⟺ = − (8)
⋅
Phương trình (8) nói lên rằng độ thay đổi điện áp trên tụ điện liên kết
phụ thuộc vào công suất nạp tụ, công suất xả tụ, giá trị điện dung và điện áp
hiện tại trên tụ. Công suất nạp tụ là công suất khai thác được từ hệ pin
quang điện (được phân tích trong phần trước), công suất xả tụ là công
suất cấp cho tổ hợp động cơ - inverter. Ngoài ra, giá trị điện áp trên tụ là
giá trị mục tiêu của nhiệm vụ điều khiển (xem như không được thay đổi nhiều
theo thời gian), tham số điện dung là một tham số được chọn dựa trên thỏa
hiệp giữa hiệu năng điều khiển và chi phí. Khi điện dung lớn, rõ ràng độ dao
động điện áp trên tụ sẽ được cải thiện, tuy nhiên chi phí cho các tụ điện cũng
sẽ tăng theo. Một trong những khó khăn của quá trình thiết kế một hệ thống
là phải cân đối giữa hai yếu tố này.
Hình 3.10. Mối tương quan năng lượng của hệ thống
Việc giữ cho điện áp DC trên tụ liên kết ở một giá trị cố định có ba ý
nghĩa quan trọng:
● Giữ cấu hình V/f ổn định, khi chỉ có biến tần số là được quan tâm
(biến điện áp phụ thuộc tần số theo cấu hình V/f).
● Đảm bảo điện áp trước điều chế luôn lớn hơn điện áp động cơ (giữ
cho các giả định về độ lớn của các vector không gian vẫn đúng).
52