Page 71 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 71
3.4 KẾT LUẬN
Các phân tích về cơ sở lý thuyết, các tính toán, mô phỏng dựa trên mô
hình cùng với các thiết kế trong chương này nhằm nỗ lực khai thác tối đa công
suất hoạt động của một hệ pin để cấp cho một tải có dạng động cơ xoay chiều
ba pha. Bộ dò MPPT có khả năng thay đổi điện áp đầu vào để đưa hệ thống
tới điểm làm việc mà tại đó công suất phát điện của hệ pin trong một điều
kiện bức xạ cụ thể là tối đa. Trong khi đó, bộ nghịch lưu có khả năng điều tiết
dòng năng lượng đưa ra tải sao cho cân bằng với công suất khai thác được từ
hệ pin quang điện thông qua thay đổi tốc độ quay của trục động cơ. Các kết
quả được trình bày khẳng định các phương pháp đã áp dụng là hiệu quả và có
khả năng triển khai thực tế, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi trồng
thủy sản và nhu cầu đầu tư cho năng lượng tái tạo nhằm phát triển bền vững
vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Một số hướng phát triển tích cực cho hệ thống này bao gồm khả năng
tích hợp với điện lưới để tăng tính linh hoạt và khả năng kết nối với các hệ
thống quan trắc môi trường nhằm kiểm soát các thông số trong ao nuôi. Việc
tích hợp điện lưới để cung cấp nguồn năng lượng dự phòng trong trường hợp
năng lượng mặt trời không đủ cấp cho tải (với một yêu cầu công suất đầu ra
cụ thể) là rất cần thiết và nên được phát triển cho hệ thống này trong giai đoạn
tiếp theo. Lúc này, vai trò nói chung của nguồn điện lưới là làm tăng độ tin
cậy của hệ thống. Hơn nữa, khả năng kết nối với các hệ thống bên ngoài, ví
dụ hệ thống đo nồng độ oxy hòa tan trong ao giúp trang trại tối ưu hơn nữa
lượng điện năng sử dụng thông qua việc điều tiết công suất của dàn quạt.
Ngoài ra, trong hệ thống đã được xây dựng, máy cung cấp oxy trực tiếp dạng
nén khí cũng có thể được sử dụng thay cho dàn quạt nước.
Bên cạnh các dàn sục khí cho ao tôm, hệ thống chuyển đổi và tối ưu
công suất khai thác điện năng lượng mặt trời được trình bày trong chương
này cũng có thể được dùng cho các hệ truyền động khác, đặc biệt là các hệ
không đòi hỏi công suất tiêu thụ đều đặn trong mọi điều kiện môi trường. Ví
dụ, người ta có thể kết hợp hệ thống được nghiên cứu trong chương này với
hệ thống bơm cấp nước thủy lợi. Khi lượng nắng trong ngày tăng cao, nhu
cầu nước trong hệ thống thủy lợi cũng tăng theo. Đồng thời, điện năng phát
ra từ hệ quang điện cũng tăng, kéo theo sự gia tăng của tổng lượng nước
được bơm trong ngày. Ngoài ra, các hệ thống bơm nước làm mát hoặc các
chu trình nhiệt làm mát cho tòa nhà hoặc các khu nhà xưởng cũng có thể ứng
dụng hệ thống được trình bày trong chương này. Khi tổng lượng nắng tăng
lên, nhu cầu làm mát của tòa nhà hoặc khu nhà xưởng cũng tăng, khi đó khả
57