Page 273 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 273

Chương 13

               NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG HỌC SÂU
                            TRONG HỖ TRỢ GIÁO DỤC

                                               Trần Thanh Điện , Huỳnh Ngọc Tuyết ,
                                                                                  2
                                                               1*
                                                                2
                                               Nguyễn Thanh Hải , Nguyễn Thái Nghe 2
                               1 Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ
                  2 Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Cần Thơ
                                                       *
                                                       ( Email: thanhdien@ctu.edu.vn)


               13.1  GIỚI THIỆU
               Theo báo cáo tại Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng đồng
          bằng sông Cửu Long (Trung tâm Truyền thông giáo dục, 2023), năm học
          2019-2020, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 2.000 cơ sở
          giáo dục mầm non với hơn 500.000 trẻ em và hơn 5.500 cơ sở giáo dục tiểu
          học với hơn 1,2 triệu học sinh; hơn 1.300 cơ sở giáo dục trung học cơ sở với
          gần 1 triệu học sinh và 350 cơ sở giáo dục trung học phổ thông với hơn
          400.000 học sinh, cùng với hơn 15 cơ sở giáo dục đại học. Báo cáo cho thấy
          trong 10 năm qua, giáo dục và đào tạo vùng ĐBSCL đã ổn định và đang phát
          triển về quy mô mạng lưới trường, lớp, số học sinh/sinh viên từ mầm non đến
          đại học được rà soát, sắp xếp theo hướng phù hợp với nhu cầu xã hội về ngành
          nghề và đa dạng về loại hình.

               Với quy mô lớn về số lượng và chất lượng, vùng ĐBSCL có thể phát
          triển giáo dục tốt hơn khi tận dụng những ưu thế đang phát triển mạnh của
          các thuật toán trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là các thuật toán học sâu để ứng dụng
          vào các hoạt động giáo dục.
               Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
          trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”
          được phê duyệt theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022
          của Thủ tướng Chính phủ, mong đợi đến năm 2030 có thể sử dụng một nền
          tảng dạy và học trực tuyến tích hợp kho học liệu số và có thể hỗ trợ 100%
          người học và nhà giáo tham gia có hiệu quả vào các hoạt động giáo dục trực
          tuyến. Đây là nền tảng và động lực để triển khai ứng dụng các kỹ thuật tiên
          tiến phục vụ cho giáo dục và đào tạo (Thủ tướng Chính phủ, 2022).






                                                                                259
   268   269   270   271   272   273   274   275   276   277   278