Page 147 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 147

nhân công. Phương pháp đơn giản và hiệu quả này tạo điều kiện thuận lợi hơn
          trong việc triển khai các hệ thống cảm biến tại các trang trại nuôi trồng thủy
          sản chưa có nhân viên được tập huấn các kỹ năng kỹ thuật cần thiết để bảo trì
          và hiệu chuẩn cảm biến.
               Hệ thống IoT đã được thiết kế và triển khai để giám sát chất lượng nước
          ao nuôi cá, tôm tại một số trang trại ở tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Bạc Liêu (Hình
          7.14). Nông dân có thể truy cập vào Máy chủ đám mây bằng thiết bị di động
          để theo dõi tình trạng nước ao nuôi theo thời gian thực (Hình 7.15). Bên cạnh
          đó, hệ thống cũng có thể gửi tin nhắn SMS cảnh báo đến người nuôi khi các
          thông số chất lượng nước vượt ngoài ngưỡng cho phép. Do đó, người nuôi có
          thể thực hiện các biện pháp thích hợp để xử lý tình huống sau khi nhận được
          thông tin cảnh báo từ hệ thống.
               Hình 7.16 trình bày sự so sánh giữa hai trường hợp: đầu dò cảm biến
          không sử dụng chế độ làm sạch tự động và trường hợp sử dụng kỹ thuật làm
          sạch tự động. Hình 7.16a cho thấy đầu dò cảm biến được bao phủ bởi chất
          bẩn và rong tảo sau 4 tuần sử dụng. Ngược lại, với phương pháp vệ sinh tự
          động, bề mặt đầu dò cảm biến oxy hòa tan vẫn được giữ ở tình trạng sạch sau
          2 tuần sử dụng (Hình 7.16b). Kết quả thực nghiệm này đã chứng minh tính
          hiệu quả của phương pháp vệ sinh cảm biến tự động. Điều này giúp nông dân
          nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ tại các nước đang phát triển dễ dàng hơn
          trong việc ứng dụng phương pháp canh tác công nghệ cao vào thực tiễn.





















               Hình 7.14. Nút cảm biến được lắp đặt tại (a) ao nuôi cá tra (Vĩnh Long)
                                 và (b) ao nuôi tôm (Bạc Liêu)







                                                                                133
   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151   152