Page 145 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 145

nhận các sự thông đổi của thông số môi trường nước. Tuy nhiên, vi tảo, chất
          hữu cơ và bụi bẩn có thể tích tụ trên đầu dò theo thời gian nếu việc bảo trì
          cảm biến không được thực hiện thường xuyên. Điều này ảnh hưởng xấu đến
          độ chính xác của dữ liệu đo đạc và tuổi thọ của cảm biến.
               Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu E-5 thuộc Dự án Nâng cấp Trường
          Đại học Cần Thơ VN14-P6 bằng nguồn vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản,
          các hệ thống giám sát chất lượng nước ao nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ
          IoT đã được thiết kế và triển khai thử nghiệm tại các trang trại nuôi cá tra, tôm
          tại tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Bạc Liêu. Hệ thống cho phép nông dân giám sát
          theo thời gian thực các thông số hóa - lý quan trọng nhất của môi trường nước
          ao nuôi. Đặc biệt, nghiên cứu này cũng giới thiệu một phương pháp đơn giản
          và hiệu quả để tự động hóa việc vệ sinh đầu dò cảm biến, giúp cải thiện độ tin
          cậy của dữ liệu đo đạc và giảm chi phí bảo trì (Danh et al., 2020).

               Sơ đồ khối của hệ thống giám sát chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
          dựa trên công nghệ IoT được mô tả ở Hình 7.12. Hệ thống có thể được chia
          thành 5 bộ phận chính: Bộ điều khiển trung tâm, các nút cảm biến, bộ điều
          khiển cơ cấu chấp hành, phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động và Máy chủ
          đám mây.























                    Hình 7.12. Sơ đồ khối của hệ thống giám sát công nghệ IoT

               Bộ điều khiển trung tâm có thể quản lý 4 nút cảm biến lắp đặt tại các ao
          nuôi khác nhau. Các bộ phận truyền tín hiệu không dây được sử dụng để kết
          nối Bộ điều khiển trung tâm với Máy chủ đám mây qua mạng Wi-Fi/2G/3G.
          Dữ liệu đo đạc từ nút cảm biến được truyền về Bộ điều khiển trung tâm và tải
          lên Máy chủ đám mây từng phút. Bộ điều khiển trung tâm cũng có thể gửi tin


                                                                                131
   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150