Page 125 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 125

Điều này cho thấy cốt liệu bê tông tái chế hứa hẹn sẽ được sử dụng trong các
          kết cấu cột, đáp ứng các tiêu chí về hiệu suất cho các ứng dụng thực tế.
















                      Hình 6.6. Tải trọng dọc trục và đường cong biến dạng
                              của các mẫu cột có giá trị r khác nhau
                                  (Nguồn: Quang et al., 2022)

               Nguyen et al. (2021) giải quyết vấn đề gia tăng PTXD, phá dỡ và các
          sản phẩm phụ công nghiệp ở Việt Nam bằng cách đề xuất phương pháp tái
          chế chúng cùng với tro bay và xỉ thành cốt liệu nhẹ (Hình 6.7). Thí nghiệm
          đã chứng minh rằng PTXD và tro bay là vật liệu phù hợp để sản xuất cốt liệu
                                                  3
          nhẹ với khối lượng riêng dưới 1000 kg/m , độ hút nước 10 - 16% và cường
                                                                             o
          độ hạt 1 - 8 MPa có thể đạt được ở nhiệt độ nung tối ưu (1220 - 1250 C) và
          thời gian nung (6 - 9 phút). Cốt liệu nhẹ tái chế này là vật liệu thay thế có giá
          trị cho cốt liệu tự nhiên, bền vững và thân thiện với môi trường, cho phép sử
          dụng để sản xuất bê tông nhẹ bền vững cho các công trình mới trong ngành
          xây dựng.




















                  Hình 6.7. Quy trình chế tạo cốt liệu nhẹ và bê tông nhẹ từ PTXD
                                 (Nguồn: Nguyen et al., 2021)




                                                                                111
   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130