Page 121 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 121
Hansen (1986) đã mở rộng áp dụng những nội dung hướng dẫn nêu trên,
nhấn mạnh độ lệch chuẩn lớn hơn đối với chất lượng cốt liệu tái chế khác
nhau. Tác giả cũng lưu ý rằng khi sử dụng cốt liệu thô tái chế với cát tự nhiên,
3
phải sử dụng hàm lượng nước tự do cao hơn (khoảng 10 lít/m ) để đạt được
độ sụt tương tự như bê tông cốt liệu tự nhiên. Cần điều chỉnh tỷ lệ nước/xi
măng nếu thử nghiệm theo mẻ cho thấy cường độ chịu nén của mẫu thấp hơn.
Bên cạnh đó, ACI 555R-01 cũng cung cấp các điều chỉnh sâu hơn, xem xét
độ lệch chuẩn cao hơn khi nguồn cung cấp vật liệu tái chế thay đổi.
Cần điều chỉnh nếu thử nghiệm hàng loạt cho thấy cường độ chịu nén
của vật liệu thay đổi thấp hơn. Để đạt được độ sụt tương tự như bê tông cốt
liệu tự nhiên, hàm lượng nước tự do trong bê tông cốt liệu tái chế phải cao
hơn khoảng 5% so với bê tông thông thường. Phải xác định trọng lượng riêng,
khối lượng thể tích và độ hấp thụ nước của cốt liệu tái chế. Thiết kế hỗn hợp
phải dựa trên khối lượng cốt liệu tái chế. Thử nghiệm hàng loạt là bắt buộc,
đặc biệt đối với các kết cấu nhỏ và phức tạp. Cần lưu ý rằng cốt liệu tái chế
phải được ngâm trong nước trước khi sử dụng để bù lại độ hút nước và phải
loại bỏ các hạt nhỏ hơn 2 mm.
6.5 MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT
6.5.1 Phân loại và yêu cầu kỹ thuật đối với cốt liệu tái chế
Kết quả phân loại cốt liệu tái chế và PTXD theo một số tiêu chuẩn quốc
tế được trình bày ở các Bảng 6.1 và 6.2.
Bảng 6.1. Phân loại cốt liệu tái chế theo hướng dẫn của RILEM
Chất lượng
Loại Thành phần Vật liệu Tổng vật
1
ngoại lệ liệu hữu cơ
I Chủ yếu từ cấu kiện xây dựng <5% <1%
II Chủ yếu từ bê tông liên kết <1% <0,5%
Hỗn hợp nguyên liệu: không nhỏ hơn 80%
nguyên liệu tự nhiên, không lớn hơn 10%
III <1% <0,5%
nguyên liệu tái chế loại I và 20% nguyên liệu
tái chế loại II
1 Vật liệu như thuỷ tinh, gỗ, nhựa đường, vật liệu mềm.
(Nguồn: RILEM Recommendation, 1994)
107