Page 6 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 6
Cụ thể, Phần 1 tập trung trình bày hiện trạng công nghệ được ứng dụng
trong lĩnh vực nông nghiệp chính xác, như công nghệ sạ lúa gián đoạn kệt
hợp vùi phân, công nghệ đánh giá bề mặt ruộng bằng thiết bị bay không người
lái; khả năng tự động hóa và điều khiển thông minh trong công nghiệp, trồng
trọt và chăn nuôi ở ĐBSCL, từ đó nêu xu thế phát triển tương ứng. Trong
phần này, các giải pháp được đề cập như: giải pháp tự chủ công nghệ cung
cấp điện từ năng lượng mặt trời cho ao nuôi thủy sản; khả năng tự chủ công
nghệ CNC trong gia công chi tiết kim loại phục vụ cho các máy nông nghiệp;
công nghệ xi mạ bề mặt vật liệu và khả năng sản xuất vật liệu xây dựng từ
nhiều nguồn phụ phẩm sẵn có ở ĐBSCL.
Phần 2 trình bày các tiềm năng và thách thức của việc ứng dụng công
nghệ internet vạn vật (Internet of Things - IoT) trong kỹ thuật canh tác lúa
ướt khô xen kẽ, quan trắc các chỉ số môi trường nuôi thủy sản và quan trắc,
cảnh báo sớm tình trạng sạt lở bờ sông. Bên cạnh đó, phần này cũng trình
bày các giải pháp ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (Geographic
Information Systems - GIS) và máy học để dự báo bệnh trên tôm, giải pháp
quản lý hệ thống thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, công nghệ đánh
giá chất lượng sản phẩm nông nghiệp và giải pháp trích ly các nguồn dược
liệu quý ở ĐBSCL.
Phần 3 giới thiệu các giải pháp công nghệ hỗ trợ đào tạo trực tuyến, giải
pháp tìm kiếm văn bản hành chính điện tử tiếng Việt theo nội dung và giải
pháp xây dựng hệ thống hành chính điện tử phù hợp với chiến lược phát triển
chính phủ số hiện nay. Ngoài ra, phần này cũng trình bày các giải pháp ứng
dụng công nghệ Blockchain, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong lĩnh vực y
tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và thương mại điện tử.
Có thể nói, tài liệu này cung cấp dẫn liệu khoa học về hiện trạng ứng
dụng công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp
hóa - hiện đại hóa ĐBSCL và đề xuất các định hướng phát triển theo xu thế
đương đại, nhằm đóng góp một kênh thông tin cho công tác quản trị, điều
hành kinh tế - xã hội của vùng. Các tác giả đã rất cố gắng trình bày nội dung
một cách cô đọng để truyền tải những thông tin hữu ích, song tài liệu chắc
chắn khó tránh khỏi sai sót. Chúng tôi xin ghi nhận và cảm ơn tất cả các góp
ý của bạn đọc.
PGS.TS. Nguyễn Chí Ngôn - PGS.TS. Nguyễn Thái Nghe