Page 57 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 57

Chương 3

                               XÂY DỰNG HỆ THỐNG
                     CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

                                                                Hồ Phạm Thành Tâm

                                           Trường Bách khoa, Trường Đại học Cần Thơ
                                                          (Email: hpttam@ctu.edu.vn)


               3.1  GIỚI THIỆU

               Trong những thập kỷ gần đây, mô hình thâm canh trong thủy sản được
          phát triển rộng rãi, đặc biệt là trong nuôi tôm. Phương pháp nuôi trồng này
          cho ra sản lượng cao hơn những phương pháp nuôi cũ, tuy nhiên nó cũng đòi
          hỏi áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và chi phí cao hơn, ví dụ như
          việc theo dõi các thông số môi trường về nồng độ oxy hòa tan, các chỉ số về
          độc tố hoặc độ đồng đều lượng thức ăn trên một diện tích nuôi.

               Nhu cầu về năng lượng là một trong những nhu cầu hàng đầu trong nuôi
          tôm thâm canh. Một số nghiên cứu (Boyd & McNevin, 2021; Paterson &
          Miller, 2014) chỉ ra rằng nhu cầu năng lượng, chủ yếu là điện năng chiếm
          nhiều nhất bởi hoạt động sục khí và bơm thay nước cho ao tôm. Hoạt động
          sục khí trong ao tôm được hỗ trợ bởi các loại máy cơ học trực tiếp như máy
          quạt nước (hay còn gọi là guồng nước, bánh chèo), tuabin thẳng đứng, máy
          khuếch tán và máy sục khí Venturi. Với sự trợ giúp của hoạt động sục khí và
          đảo nước trong ao nuôi, các quá trình nitrat hóa và giải độc amoniac cho nước
          xảy ra với cường độ lớn hơn, hàm lượng oxy hòa tan trong nước cao hơn. Từ
          đó, khả năng sống của tôm được cải thiện đáng kể, những cải tiến này giúp
          cho cho sản lượng nuôi có thể đạt tới 10 tấn/ha mỗi vụ. Tại nhiều vùng nuôi
          tôm ở đồng bằng sông Cửu Long, có thể dễ dàng bắt gặp các máy quạt nước
          trục dài, trong đó, các cánh quạt được thả nổi, nối với một động cơ và bộ giảm
          tốc thông qua các trục Cardan, các động cơ được sử dụng thường là máy nổ
          chạy bằng dầu diesel hoặc động cơ điện xoay chiều. Kỹ thuật cung cấp oxy
          cho ao nuôi bằng máy quạt không chỉ giúp đơn giản quá trình vận hành mà
          còn mang lại lợi ích về gom bùn thải trong ao, hỗ trợ cải thiện lượng oxy hòa
          tan và giảm thiểu các vùng tích tụ độc tố trong ao. Ngoài ra, bằng cách gom
          bùn thải, nhu cầu năng lượng cho việc bơm thay nước có thể được giảm thiểu
          đáng kể. Các máy nổ chạy bằng dầu diesel có nhược điểm là gây ra tiếng ồn
          lớn, có độ tin cậy thấp, đòi hỏi bảo dưỡng thường xuyên và có khả năng làm


                                                                                 43
   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62