Page 324 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 324

Chương 16

               ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG Y TẾ:
                          TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC
                        Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

                                                                                  1*
           Nguyễn Thanh Hải , Huỳnh Ngọc Tuyết , Trần Thanh Điện , Nguyễn Thái Nghe
                                              1
                           1
                                                               2
                  1 Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Cần Thơ
                               2 Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ
                                                       *
                                                       ( Email: ntnghe@cit.ctu.edu.vn)

               16.1  GIỚI THIỆU
               Y tế được xem là một ngành trọng điểm, được nhiều doanh nghiệp lớn
          và chính phủ quan tâm đầu tư. Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát
          triển của các giải thuật hỗ trợ xử lý phân tích dữ liệu thông minh đã đưa đến
          nhiều cơ hội để phát triển các giải pháp cho y tế thúc đẩy phát triển y tế thông
          minh tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
               Với lượng dân số đông đúc hơn 20 triệu người, hạ tầng giao thông khá
          phát triển, ĐBSCL có tiềm năng phát triển y tế nếu như được quan tâm đầu
          tư có kế hoạch và thu hút được nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Trong
          nhiều năm qua, ngành y tế ở vùng ĐBSCL được nhà nước quan tâm đầu tư
          về cơ sở vật chất. Trang thiết bị y tế được đầu tư ở cả bệnh viện từ tỉnh đến
          cơ sở, đội ngũ y bác sĩ được hỗ trợ đào tạo từ nhiều nguồn như chương trình
          mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn Hỗ trợ phát triển
          chính thức - Official Development Assistance (ODA),… với tổng nguồn vốn
          lên đến hàng chục tỷ đồng (Anh, 2015).
               Tuy nhiên, các tuyến y tế cơ sở, tuyến tỉnh hiện nay đa phần không đáp
          ứng đủ các điều kiện chuyên môn kỹ thuật, chưa giải quyết hiệu quả được nhu
          cầu của người dân. Vì vậy, số lượng bệnh nhân đổ dồn về các tuyến trung
          ương là rất lớn, làm xảy ra tình trạng quá tải bệnh nhân thăm khám và điều
          trị. Bệnh viện tuyến trung ương đảm nhận vai trò tuyến cuối về chuyên môn
          kỹ thuật nhưng khả năng tiếp cận đến bệnh viện tuyến trung ương hạn chế ở
          một số vùng. Đặc biệt, ở ĐBSCL có tới 13 tỉnh, thành phố nhưng chỉ có một
          bệnh viện tuyến trung ương là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thành phố
          Cần Thơ (Bộ Y tế, 2022).
               Tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý y tế trong giai đoạn hiện nay
          tại Sở Y tế các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long lần thứ X, năm



          310
   319   320   321   322   323   324   325   326   327   328   329