Page 320 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 320

Bảng 15.1. Kết quả thực nghiệm

                                 Send      Max       Min       Agv
           TPS  Success  Fail     Rate   Latency  Latency  Latency     Throughput
                                                                          (TPS)
                                 (TPS)      (s)       (s)       (s)
            15    1.200     0     15,1     0,07      0,01      0,02       15,1
            20    1.200     0     20,1     0,07      0,01      0,02       20,1
            25    1.200     0     25,1     0,13      0,01      0,02       25,1
            30    1.200     0     30,2     0,11      0,01      0,02       30,2
            35    1.200     0     35,2     0,11      0,01      0,02       35,2

               Như vậy, qua các thực nghiệm cho thấy hệ thống hoạt động tốt như mục
          tiêu đã đề ra. Hiệu suất của hệ thống cho thấy việc ứng dụng công nghệ
          blockchain vào việc quản lý hồ sơ bệnh án là hiệu quả và mang tính khả thi.

               15.4  KẾT LUẬN

               Có thể nói, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ blockchain vào trong
          lĩnh vực y tế là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với khu vực đồng bằng sông
          Cửu Long, nơi có điều kiện y tế còn hạn chế và kém phét triển so với nhiều
          vùng khác trong cả nước. Việc ứng dụng công nghệ chuỗi khối vào lĩnh vực
          này mang lại nhiều lợi ích và đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về tính
          minh bạch, an toàn và hiệu quả trong quản lý thông tin sức khỏe. Blockchain
          giúp tăng cường tính bảo mật thông tin bệnh nhân, chia sẻ dữ liệu hiệu quả
          giữa các cơ sở y tế, giảm rủi ro sai sót và mất mát dữ liệu, cũng như tạo điều
          kiện cho việc quản lý danh mục thuốc và theo dõi nguồn gốc của chúng. Ngoài
          ra, việc sử dụng smart contract trên blockchain còn giúp tự động hóa và minh
          bạch hóa các quy trình trong y tế, từ xác nhận đơn thuốc đến quản lý hợp đồng
          bảo hiểm y tế. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
          mà còn tạo ra một môi trường minh bạch và đáng tin cậy, thúc đẩy sự hợp tác
          giữa các bên liên quan và nâng cao trải nghiệm của bệnh nhân.
               Tuy nhiên, chuyển đổi số nói chung, chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
          nói riêng không chỉ đơn thuần là nỗ lực đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
          mà là một công cuộc cải cách toàn diện và sâu rộng. Trong đó, việc xây dựng
          hành lang cơ sở pháp lý cũng đóng vai trò rất quan trọng. Mặc dù Quốc hội
          đã ban hành Luật an toàn thông ninh mạng số 86/2015/QH13 và Luật an ninh
          mạng số 24/2018/QH14 nhưng mức độ bảo vệ thông tin và các quy chuẩn kỹ
          thuật vẫn chưa được quy định rõ ràng, có sự chồng chéo với các bộ luật khác
          như Luật  giao dịch điện tử, Luật  bảo vệ quyền và lợi ích của người  tiêu



          306
   315   316   317   318   319   320   321   322   323   324   325