Page 374 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 374
phát triển tiếp tục dự án của tỉnh khi cần thiết, không nhất thiết phải lựa
chọn công nghệ mạnh nhất, hiện đại nhất hoặc có thị trường rộng nhất.
- Đối với nội dung nâng cấp phần mềm, nhằm cải thiện thêm một số
tính năng của phần mềm hiện có, nên việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình, hệ
quản trị cơ sở dữ liệu và hệ điều hành cần đảm bảo tính tương thích với hệ
thống phần mềm hiện tại. Do đó chúng tôi khuyến nghị sử dụng giải pháp
công nghệ đã dùng để phát triển sản phẩm phần mềm hiện hữu. Việc sử
dụng giải pháp kỹ thuật công nghệ đã dùng sẽ đảm bảo tính kế thừa và phát
triển, không phá vỡ những cái đã có, bên cạnh đó đảm bảo tương thích về
mặt công nghệ với Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và các hệ thống
phần mềm một cửa điện tử của các sở ban ngành, ủy ban nhân dân cấp
huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Mô hình bên dưới so sánh với hệ thống cũ và đề xuất kiến trúc của hệ
thống mới:
Ghi chú: LGSP: Local Government Service Platform - Nền tảng nền tảng Tích hợp
và Chia sẽ dữ liệu; VDXP: Vietnam Data Exchange Platform - Nền tảng trao đổi dữ liệu
quốc gia; NDXP: National Data Exchange Platform - Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu
quốc gia.
Hình 18.7. Kiến trúc triển khai theo hướng dịch vụ
Hệ thống cần được chia tách thành 2 phân hệ độc lập nhằm đảm bảo
khả năng chia tải, khả năng mở rộng và tính năng sẵn sàng cao:
Lớp backend
Kiến trúc được thiết kế theo hướng của microservice. Trong đó, tầng
backend đóng vai trò là cốt lõi của hệ thống với các dịch vụ (service) được
thiết kế riêng biệt theo từng chức năng nghiệp vụ. Tất cả giao tiếp API trong
360