Page 137 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 137
Hình 7.2. Dự báo số lượng kết nối IoT toàn cầu giai đoạn 2020 - 2030
(Nguồn: Transforma Insights, 2022)
7.2 MỘT SỐ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ IoT PHỤC
VỤ NÔNG NGHIỆP
Quá trình canh tác lúa theo phương pháp truyền thống đòi hỏi lượng
nước cung cấp cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác do đồng ruộng
cần thường xuyên được duy trì ở điều kiện ngập nước. Tuy nhiên, những tác
động của biến đổi khí hậu như bão lụt, hạn hán, sự xâm nhập sâu của nước
mặn vào đất liền đã ảnh hưởng đáng kể đến nguồn nước tưới cho sản xuất
nông nghiệp nói chung và canh tác lúa nói riêng. Vấn đề thiếu hụt nguồn nước
tưới là mối đe dọa hiện hữu đối với việc sản xuất lúa gạo tại ĐBSCL ở hiện
tại và trong tương lai. Do vậy, việc tiết kiệm nước và tưới hiệu quả cho ruộng
lúa là rất cần thiết nhằm đảm bảo nguồn nước cho hoạt động nông nghiệp,
nhất là các vùng thiếu nước ven biển do ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.
7.2.1 Kết quả ứng dụng công nghệ IoT trong canh tác lúa theo kỹ
thuật ướt và khô xen kẽ
Phương pháp tưới nước ướt và khô xen kẽ (AWD) là một trong những
kỹ thuật canh tác lúa tiết kiệm nước đã được áp dụng tại Việt Nam và một số
nước trong khu vực Châu Á (Tin et al., 2014; Allen & Sander, 2019). Đặc
điểm chính của kỹ thuật này là việc thường xuyên theo dõi và điều chỉnh mực
nước đồng ruộng một cách thích hợp trong suốt quá trình canh tác từ giai đoạn
sạ lúa đến khi thu hoạch. Kỹ thuật tưới này đã được áp dụng vào thực tế canh
tác lúa và được đánh giá là hiệu quả hơn so với các phương pháp tưới truyền
thống ở một số nơi tại vùng ĐBSCL.
123