Page 135 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 135

Chương 7

                           ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ IoT
                TRONG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
                    Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

                              Lương Vinh Quốc Danh , Lê Anh Tuấn , Đặng Trâm Anh ,
                                                                                  1
                                                                  2
                                                    1*
                                                                                   3
                                                 Nguyễn Chí Ngôn , Nguyễn Hồng Tín
                                                                 1
                                          1 Trường Bách khoa, Trường Đại học Cần Thơ
                   2 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ
           3 Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ
                                                         *
                                                        ( Email: lvqdanh@ctu.edu.vn)

               7.1  GIỚI THIỆU

               Với hơn 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70%
          các loại trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu
          của cả nước (Phương, 2023), đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện là
          trung tâm sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, cùng
          với đồng bằng sông Hằng (Ấn Độ và Bangladesh) và đồng bằng sông Nile
          (Ai Cập), ĐBSCL là một trong ba khu vực đồng bằng bị ảnh hưởng nghiêm
          trọng bởi biến đổi khí hậu (Hiền, 2023), như: hạn hán, xâm nhập mặn, sự
          xuống cấp về môi trường và sạt lở đất bờ sông.

               Công nghệ Internet của vạn vật (Internet-of-Things [IoT]) đã được xem
          là một công cụ hữu hiệu để ứng phó với sự thay đổi của khí hậu (Salam, 2020).
          Nhìn tổng quát, một hệ thống IoT được diễn giải như một hệ thống các đối
          tượng vật lý bao gồm phần cứng, phần mềm, kết nối mạng, các cảm biến và
          bộ phận xử lý thông tin. Vì vậy, cấu trúc của hệ thống IoT được phân chia
          thành 4 bộ phận chính: cảm biến, mạng kết nối, xử lý dữ liệu và lớp ứng dụng
          (Muhammad et al., 2015), như trình bày ở Hình 7.1. Thông qua khả năng đo
          đạc và giám sát, công nghệ IoT cung cấp các thông tin quan trọng về sự thay
          đổi của các thông số môi trường. Công nghệ cảm biến và truyền thông kết
          hợp với các mô hình tính toán, phân tích dữ liệu cung cấp những kiến thức
          hữu ích về bản chất của các thay đổi của môi trường. Ngoài ra, sự kết hợp
          giữa công nghệ IoT và các công cụ ra quyết định có thể giúp dự báo sự thay
          đổi của môi trường, từ đó giúp cộng đồng có những biện pháp phù hợp và kịp
          thời ứng phó với những thay đổi của môi trường. Trong những năm gần đây,
          công nghệ IoT đã được ứng dụng để giám sát các thông số môi trường phục


                                                                                121
   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139   140