Page 26 - Tong quan dien dan phat trien ben vung dong bang song Cuu long - SDMD 2045
P. 26
Diễn đàn quốc tế SDMD 2022 Phần II
chương trình, đề án phát triển. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng
dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh, công nghệ xanh, công nghệ thích ứng với biến đổi
khí hậu trong sản xuất. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho trước mắt và lâu dài. Đẩy mạnh
cơ chế thu hút đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Đẩy mạnh và nâng cao
hiệu quả liên kết chuỗi giá trị trong nông nghiệp - thủy sản. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Tăng cường vai trò “bệ đỡ” của Nhà nước trong sự phát triển nông nghiệp, thủy sản công
nghệ cao và bền vững tại vùng ĐBSCL.
Thứ tư, nhóm giải pháp tăng cường liên kết nguồn lực phù hợp với xu thế phát triển vùng
hiện nay, đồng thời, cơ chế liên kết nguồn lực của từng địa phương cần được phát huy song
song với cơ chế chia sẻ nguồn lực và lợi ích giữa các địa phương. Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi
ích phù hợp sẽ giúp các mục tiêu phát triển vùng được hài hòa với các mục tiêu phát triển của
mỗi địa phương và mỗi thành phần trong cộng đồng. Thành phố Cần Thơ hợp tác với các Bộ,
ngành và Trường ĐHCT để sớm thành lập và vận hành hiệu quả Trung tâm khởi nghiệp - đổi mới -
sáng tạo vùng, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn vùng.
Thứ năm, nhóm giải pháp về nguồn lực đất đai: Để nguồn lực đất đai trở thành động lực phát
triển vùng, giá trị nguồn lực này cần được xác định theo tinh thần của Nghị quyết số 13-NQ/
TW. Vì vậy, mỗi tỉnh, thành phố và địa phương cần đề xuất cơ chế nhất quán và rõ ràng để khơi
thông giá trị đất đai, để biến đất đai trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế vùng, đặc biệt,
cần phát huy nguồn lực biển và ven biển, góp phần đẩy mạnh kinh tế biển ĐBSCL.
Thứ sáu, nhóm giải pháp chuyển đổi số gắn liền với chiến lược phát triển hệ sinh thái khởi
nghiệp - đổi mới - sáng tạo, tiếp cận và xác lập thị trường cho các thành phần doanh nghiệp
trong nền kinh tế.
Thứ bảy, nhóm giải pháp tăng cường cơ chế phối hợp và chia sẻ nguồn lực: Các tổ chức quốc
tế; chính phủ của các nước; các viện, trường, doanh nghiệp quốc tế tiếp tục đồng hành và hỗ
trợ ĐBSCL. Lãnh đạo các viện nghiên cứu, trường đại học trong vùng cần tăng cường các hoạt
động hợp tác, xây dựng cơ chế đối thoại, tiến tới hình thành Hiệp hội các nhà lãnh đạo đại học
vì một tương lai ĐBSCL bền vững.
18