Page 15 - Tong quan dien dan phat trien ben vung dong bang song Cuu long - SDMD 2045
P. 15
PHẦN I. GIỚI THIỆU DIỄN ĐÀN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - SDMD 2045
ghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững
NĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu đã xác định mục tiêu đến 2050 là “Đồng bằng sông
Cửu Long trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước, có trình độ tổ chức xã hội
tiên tiến; thu nhập bình quân đầu người đạt cao hơn trung bình cả nước, sinh kế của người dân
được bảo đảm”.
Thực hiện thành công chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đòi hỏi nhiều giải
pháp đồng bộ và phù hợp, trong đó, nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của các cơ quan/ngành
các cấp từ Trung ương đến địa phương, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp và tổ
chức xã hội thông qua tăng cường các hoạt động hợp tác phát triển. Phát biểu tại Hội nghị Phát
triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu lần thứ ba, ngày 13 tháng 3 năm 2021
tại Thành phố Cần Thơ nhằm sơ kết Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của
Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, Nguyên Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị “Giao cho Trường Đại học Cần Thơ tổ chức diễn đàn đối
thoại khoa học phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, tầm nhìn 2045” nhằm góp phần
hỗ trợ các giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển của vùng.
Đại hội Đảng lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2021 - 2025) đã xác định mục tiêu đến năm 2025 của
Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập
trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập
trung bình cao và đến năm 2045 sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Đại hội cũng
đã xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của nước ta, trong đó,
ĐBSCL sẽ “Tập trung vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, quy mô lớn; nông nghiệp
hữu cơ, nông nghiệp hiệu quả cao, tối ưu hóa về giá trị nông nghiệp; phát triển công nghệ về
giống, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ
và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, xây dựng mạng đô thị vùng
tạo động lực cho phát triển. Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Thúc đẩy chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu nông nghiệp phù hợp với từng vùng sinh thái, chủ động thích
ứng, thực hiện hiệu quả các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; giải quyết vấn
đề sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún, hạn mặn; xây dựng chiến lược tổng thể bảo vệ và sử dụng
bền vững nguồn nước sông Mekong”.
Là trường đại học có vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL, từ khi được thành lập ngày 31 tháng
3 năm 1966, Trường ĐHCT đã nỗ lực không ngừng trong thực hiện các nhiệm vụ cho niềm
vinh quang “Đại học vì Đồng bằng, Đồng bằng vì Đại học”. Trong bối cảnh mới, với nguồn lực
mới, thực hiện triết lý giáo dục “Vì cộng đồng, toàn diện, ưu việt”, Nhà trường đã và đang nỗ
lực thực hiện các mục tiêu chiến lược mới, với sứ mệnh đào tạo con người tinh hoa trong môi
trường học tập khai phóng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đương đại, phát
triển xã hội thịnh vượng.
7
Tổng quan Diễn đàn Phát triển bền vững ĐBSCL - SDMD 2045, Giai đoạn 2022 - 2024