Page 312 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 312

•  Điều khoản rõ ràng và không thể sửa đổi: Các điều khoản của hợp
                  đồng thông minh được cài đặt rõ ràng trong mã nguồn, và sau khi
                  triển khai, chúng không thể sửa đổi. Ngoài ra, các hợp đồng thông
                  minh còn có tính chất xác định, có nghĩa là việc thực hiện một hợp
                  đồng thông minh luôn cho ra kết quả như nhau nếu đầu vào giống
                  nhau.  Điều này tạo ra tính minh bạch và độ tin cậy trong quá trình
                  thực hiện hợp đồng.

               •  Minh bạch: Hợp đồng thông minh chạy trực tiếp trên mạng chuỗi
                  khối, nên tất cả mọi người tham gia có thể kiểm tra và xác nhận rằng
                  hợp đồng đã được thực hiện đúng cách.

               15.2.2  Một số ứng dụng của công nghệ chuỗi khối
               Ứng dụng đầu tiên của công nghệ chuỗi khối là tiền mã hóa được phát
          triển bởi một thực thể (một người hay một nhóm người) với bút danh là Satoshi
          Nakamoto vào năm 2008. Tuy nhiên, hiện tại, công nghệ chuỗi khối được áp
          dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác như sản xuất, bảo hiểm, y tế,...

                Trong lĩnh vực sản xuất, công nghệ chuỗi khối có thể được sử dụng để
          truy xuất nguồn gốc các sản phẩm được sản xuất qua các khâu, theo dõi các
          nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất trong công nghiệp, quản lý hàng hóa
          còn tồn kho và theo dõi lịch trình sản xuất cũng như số lượng mua vào và bán
          ra. Một số ứng dụng thực tế của công nghệ chuỗi khối trong sản xuất đã được
          phát triển như:

               •  IBM Food Trust (Nguyen & Do, 2018): Đây là một hệ thống sử dụng
                  công nghệ chuỗi khối để theo dõi nguồn gốc của các sản phẩm thực
                  phẩm, giúp tăng cường tính minh bạch và đảm bảo an toàn thực
                  phẩm được phát triển bởi IBM.
               •  Provenance (Liang et al., 2017): Sử dụng công nghệ chuỗi khối để
                  theo dõi nguồn gốc của các sản phẩm, giúp tăng cường tính minh
                  bạch và đảm bảo an toàn thực phẩm.

               •  Everledger (Smits & Hulstijn, 2020): Sử dụng công nghệ chuỗi khối
                  để theo dõi nguồn gốc của kim cương, giúp ngăn chặn việc buôn lậu
                  và giả mạo kim cương.
               Trong lĩnh vực bảo hiểm, công nghệ chuỗi khối có thể được sử dụng để
          tăng cường tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch bảo hiểm.
          Ví dụ, công nghệ chuỗi khối có thể được sử dụng để xác minh thông tin về



          298
   307   308   309   310   311   312   313   314   315   316   317