Page 155 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 155
7.4.2 Kết quả thực nghiệm
Một hệ thống giám sát IoT đã được thiết kế, thi công và thử nghiệm.
Mạch điện của Bộ trung tâm và Bộ cảm biến được trình bày ở Hình 7.24. Bộ
cảm biến (đặt trong hộp nhựa chống nước) chứa cảm biến góc nghiêng
SCL3300 được lắp đặt ở phần trên của 01 ống thép hình chữ nhật (kích thước:
120 x 10 x 5 cm), được xem là trụ cảm biến (Hình 7.25a). Các cảm biến áp
lực đất được lắp đặt trên thân của trụ cảm biến. Hai cảm biến Kyowa BED-
A-200KP được lắp đặt cạnh nhau tại vị trí 20 cm tính từ mũi của trụ cảm biến,
như mô tả ở Hình 7.25b. Theo cách bố trí này, một cảm biến BED-A-200KP
được kết nối với Bộ cảm biến và cảm biến BED-A-200KP thứ hai được kết
nối với thiết bị đo Kyowa bao gồm bộ ghi dữ liệu EDX-10B và bộ giao tiếp
cảm biến EDX-11B (Kyowa, 2023). Sơ đồ kết nối này cho phép thu thập và
đối sánh dữ liệu áp lực đất đo đạc bởi hệ thống IoT và thiết bị đo đạc của hãng
Kyowa (Hình 7.26).
Hình 7.24. Mạch điện tử của Nút cảm biến: (a) Bộ trung tâm và (b) Bộ cảm biến
Trong nghiên cứu này, khu vực thí nghiệm là một đoạn kênh quy mô
nhỏ (kích thước: 25 m x 3 m) được đào cạnh bờ sông Cái Sâu, thành phố Cần
Thơ, để mô phỏng các điều kiện địa chất của bờ sông (Hình 7.27). Lòng kênh
được thiết kế với độ sâu 2 m và mái dốc đất đào có hệ số H=0,5, V=2, đơn vị
là mét. Trụ cảm biến được lắp đặt tại vị trí 0,1 m tính từ mép bờ kênh. Các
cảm biến áp lực đất được bố trí ở độ sâu từ 0,2 đến 0,4 m. Các bao cát được
sử dụng làm tải trọng dạng băng để tạo áp lực lên mặt đất của khu vực xung
quanh trụ cảm biến. Các bao cát này được bố trí trên một tấm thép có diện
tích 0,6 m x 1,4 m, đặt cách trụ cảm biến 0,2 m như trình bày ở Hình 7.27a.
Đất trong khu vực tiến hành thí nghiệm được làm bão hòa nước bằng máy tạo
141