[Tọa đàm tháng 09/2022] Giải pháp Khoa học và Công nghệ trong thích ứng Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững vùng ĐBSCL

Tọa đàm trực tuyến: Giải pháp Khoa học và Công nghệ trong thích ứng Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững vùng ĐBSCL

 

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thủy sản, cây ăn trái của quốc gia. Ở vị trí trung tâm ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của vùng. Trong bối cảnh với cơ hội và thách thức mới, cùng với định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng của Đảng và Chính phủ, Trường ĐHCT đã chủ trì xây dựng và triển khai Đề án Phát triển bền vững ĐBSCL - Tầm nhìn 2045 (SDMD 2045) nhằm nối kết và hợp tác với đối tác liên quan trong và ngoài nước để (i) tổ chức các diễn đàn thường niên, (ii) triển khai các chương trình - dự án nghiên cứu và phát triển và (iii) xây dựng trung tâm thông tin, tư vấn khoa học công nghệ, nhằm góp phần phát triển bền vững ĐBSCL nói riêng và đất nước nói chung

Trong khuôn khổ Diễn đàn SDMD 2045, sáng ngày 30/9/2022, Trường ĐHCT tổ chức Tọa đàm với chủ đề: Giải pháp Khoa học và Công nghệ trong thích ứng Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Đây là tọa đàm được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến định kỳ mỗi quý bắt đầu từ năm 2022 với các chủ đề khác nhau nhằm tạo cơ hội để các nhà quản lý, nhà khoa học chia sẻ thực trạng, trao đổi, thảo luận, đề xuất các giải pháp cho sự phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Trường ĐHCT đã tổ chức thành công hai tọa đàm vào quý 1, 2 với chủ đề “Khoa học và Công nghệ trong phát triển bền vững nông nghiệp, thủy sản vùng ĐBSCL”, thu hút hàng trăm đại biểu tham dự bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến

Toàn cảnh tọa đàm trực tiếp tại Nhà điều hành, Trường ĐHCT

Tham dự Tọa đàm có PGS.TS Nguyễn Nguyên Minh, đại diện Tổ chức CSIRO, Úc; GS.TS. Atsushi Ishimatsu, Jica Nhật Bản; Ông Matthew E. Andersen, Chuyên gia khoa học cấp cao Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ; PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân, lãnh đạo các sở khoa học và công nghệ, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở môi tường và tài nguyên thiên nhiên ở các địa phương, đại diện các cơ quan, doanh nghiệp, viện, trường trong nước và quốc tế.

Về phía Trường ĐHCT có GS.TS. Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Hội đồng Trường; GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng; GS.TS. Trần Ngọc Hải, Phó Hiệu trưởng; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc; cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐHCT, phát biểu khai mạc

ĐBSCL đang đối mặt các vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn, rác thải nhựa, ô nhiễm nước mặt từ hoạt động sinh hoạt, đô thị hóa, thâm canh nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Nguồn tài nguyên thiên nhiên suy giảm về số lượng và chất lượng đặc biệt là do chuyển đổi sử dụng đất, khai thác nước dưới đất ở vùng ven biển. Bên cạnh đó, vùng cũng chịu tác động bất lợi do biến đổi khí hậu như nhiệt độ bề mặt trái đất gia tăng, lượng mưa có chiều hướng gia tăng ở vùng bán đảo Cà Mau trong những năm gần đây, mặn xâm nhập sâu vào nội địa đặc biệt ở những năm 2015, 2016 ở tỉnh Kiên Giang và Cà Mau.

Tọa đàm “Giải pháp khoa học và công nghệ trong thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển bền vững vùng ĐBSCL” được tổ chức nhằm mục đích chia sẻ thông tin thành tựu, kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho địa phương và người dân liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và thích ứng biến đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL. Tọa đàm cũng là nơi nhà khoa học, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực môi trường, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước giao lưu, chia sẻ thông tin và đề xuất hướng nghiên cứu, giải pháp khoa học nhằm phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu.

PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu và PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Trưởng Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường ĐHCT, trình bày tham luận “Nghiên cứu Biến đổi khí hậu và Bảo vệ môi trường - tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL của Trường ĐHCT và đề xuất hợp tác

PGS. TS. Hồ Thị Thanh Vân, Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, trình bày tham luận với chủ đề “Nghiên cứu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên của Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất hợp tác

ThS. Châu Kim Thoa, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ, chia sẻ các chương trình khoa học công nghệ về thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường - tài nguyên thiên nhiên của thành phố

TS. Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan, đề xuất hướng hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số trong quan trắc môi trường

Tại buổi tọa đàm, các dại diểu đã nghe trình bày các kết quả và định hướng nghiên cứu về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường của Trường ĐHCT, Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường TPHCM và các chương trình kha học công nghệ về thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường - tài nguyên thiên nhiên của thành phố Cần Thơ. Những kết quả nghiên cứu, thành tựu khoa học góp phần cung cấp thông tin khoa học ứng dụng vào điều kiện thực tế của địa phương hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng khả năng chống chịu đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trong hiện tại và tương lai, không chỉ cho ĐBSCL mà còn cho cả nước. Những tham luận và thảo luận sôi nổi tại buổi tọa đàm đã kết nối, chia sẻ thông tin về hiện trạng, tiềm năng, thách thức và đề xuất giải pháp kết nối, hợp tác về vấn đề biến đổi khí hậu - môi trường ở vùng ĐBSCL. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần hỗ trợ xây dựng các chủ trương, chiến lược và chính sách phát triển bền vững vùng ĐBSCL tầm nhìn đến năm 2045.

Các đại biểu thảo luận

Ảnh lưu niệm của các đại biểu tại buổi tọa đàm

 

Các tham luận tại Tọa đàm SDMD tháng 9 năm 2022

TT Tên tham luận Diễn giả
1

Nghiên cứu Biến đổi khí hậu và Bảo vệ môi trường - tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL (Phần 1)

Nghiên cứu Biến đổi khí hậu và Bảo vệ môi trường - tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL (Phần 2)

PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí (ĐHCT)

PGS.TS. Nguyễn Văn Công (ĐHCT)

2 Nghiên cứu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên PGS. TS. Hồ Thị Thanh Vân, Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
3 khoa học công nghệ về thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường ThS. Châu Kim Thoa, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ
4 CÁCH TIẾP CẬN VÀ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP Ở ĐBSCL – WWF-VIỆT NAM

Nguyễn Phương Duy - Điều phối chương trình thực phẩm – WWF-Việt Nam

5 An Integrated Framework for Examining Groundwater Vulnerability in the Mekong River Delta Tổ chức USGS

Các tham luận tại Tọa đàm SDMD tháng 9 năm 2022

(Ban Biên tập Website) 

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 6

Hôm qua 75

Trong tuần 139

Trong tháng 2167

Tất cả 80999